HOME »» Giải trí
Bạn đang xem chuyên mục: Giải trí

10 kỹ năng ước gì chúng ta được dạy ở trường học

ahduongho | 11/11/2014 | | Nhận xét!
Trường học được cho là cái nôi của mọi kiến thức con người. Dẫu vậy, hệ thống kiến thức được giảng dạy hiện nay tại trường vẫn chưa thực sự đầy đủ (ít nhất là cho đến thời điểm hiện tại). Đặc biệt là sự thiếu hụt những kỹ năng quan trọng giúp con người ta có thể suy nghĩ và trưởng thành được như một người lớn "thực thụ".


Theo trang LifeHacker, dưới đây sẽ là một số môn học và kỹ năng mà "ước gì" chúng ta có thể sớm được dạy trong trường học. Lưu ý, mức độ quan trọng của kỹ năng tăng dần theo thứ tự.

10. Khoa học máy tính


Nhìn vào tầm ảnh hưởng của CNTT đến thế giới ngày nay, thật khó để tin rằng, hầu hết các trường học hiện nay đều không giảng dạy bộ môn khoa học máy tính (hoặc nếu có thì cũng chỉ là những kiến thức qua loa). Thực tế, theo nghiên cứu của trang Code.org, 10 trường học ở Mỹ thì có đến 9 không giảng dạy kiến thức coding (mã hóa) dù kỹ thuật và lập trình là một trong những ngành nghề phát triển nhanh và mang lại lợi nhuận nhất hiện nay trên thế giới.

Thậm chí, ngay cả khi bạn không có ý định trở thành một lập trình viên trong tương lai, việc học tập để có được khả năng suy nghĩ logic mọi vấn đề giống như một nhà khoa học máy tính cũng là một trong những lợi ích đáng học hỏi, cũng như là sự thiết yếu của các môn học vật lý hay tiếng anh ngày nay.

9. Đọc nhanh


Đọc nhanh là một kĩ năng quan trọng trong đời sống. Dù nó không có khả năng biến bạn trở thành thiên tài, song lợi ích mà nó mang lại cũng không hề nhỏ. Bao gồm trong đó là kỹ thuật đọc lướt - kĩ năng giúp ích rất nhiều cho sinh viên khi phải nghiên cứu một danh sách rất dài những giáo trình cần đọc.

Ví dụ, khi đọc một quyển sách dài, nhờ kỹ thuật này bạn có thể nhanh chóng có được cái nhìn tổng quan nhất cho nội dung trong quyển sách, bằng cách phân nhóm các từ cần đọc để có được ý chính tổng thể cho một đoạn dài nhanh hơn.
Đặc biệt, trong thời đại công nghệ hóa cần nhiều sự năng động, nhanh nhẹn trong công việc ngày nay, kĩ năng đọc nhanh lại càng thiết yếu.

8. Quản lý thời gian


Các khóa học quản lý thời gian thường chỉ dành cho CEO và những quản lý cấp cao. Song, kiến thức về việc nên làm thế nào để có thể tận dụng tối đa thời gian giới hạn cũng có tầm quan trọng không kém đối với mỗi con người bình thường. Có lẽ, nếu chúng ta được dạy những kỹ năng quản lý thời gian từ sớm hơn thì những vấn đề như trì hoãn và chậm chạp trong công việc đã không xảy ra.

7. Kỹ năng học tập


Học tập đúng cách luôn là điều "trăn trở" mà không phải ai cũng có thể biết được. Cũng giống như quản lý thời gian, các kĩ năng học tập nên được những giáo viên, trường học đưa vào chương trình giảng dạy sớm hơn từ cấp bậc mẫu giáo, tiểu học cho đến đại học nhưng cho đến thời điểm hiện tại, nó vẫn chưa chính thức được phổ cập toàn cầu, ngoại trừ một vài tụ điểm nhỏ lẻ.
Học những cách ghi chép tốt hơn, phương pháp nghiên cứu hiệu quả hơn và quan trọng nhất là cách ghi nhớ những gì bạn đã học được là tất cả những kỹ năng học tập cơ bản mà mỗi học sinh nên được phát triển từ sớm.

6. Quản lý tài chính


Sớm dạy đứa trẻ biết cách sử dụng tiền bạc nên được bắt đầu ngay từ trong gia đình cho đến những trường học. Thật không may mắn, không phải ai cũng được nhận thức nền giáo dục tài chính đó từ sớm. Trên hết, các lớp học toán đều có thể kết hợp với những ví dụ thực tế để giảng dạy cho trẻ em biết được những điều cơ bản về tài chính như ngân sách, nợ tiền, lãi kép, hay chỉ đơn giản hơn là những lợi ích từ việc nên tiết kiệm nhiều hơn những gì ta kiếm được. Tuy nhiên, hầu như rất ít khi điều đó được giảng dạy trong trường học.

5. Kĩ năng sinh tồn


Dù có hay không Zombie Apocalypse (tạm dịch: Ngày khải huyền của các Zombie) hay những Ngày Tận thế khác như trong những tiểu thuyết viễn tưởng thường có thì những kỹ năng sinh tồn vẫn luôn luôn chưa bao giờ là thừa thãi. Liệu bạn có chắc chắn rằng, xe của mình sẽ không bao giờ bị hỏng tại nơi hoang vắng, hay nhà bạn ở sẽ không bao giờ bị trộm hoặc cướp "ghé thăm" vào nhà?

Do vậy những kĩ năng cơ bản như tìm kiếm nguồn nước, cách đánh lửa, dựng chòi hoặc các kỹ thuật cao cấp hơn như sơ cứu tại chỗ, cách tạo ra bữa ăn từ những nguồn cung cấp hạn chế và nhiều kĩ năng khác vẫn rất quan trọng đối với con người tùy theo từng hoàn cảnh, đặc biệt là đối với các "phượt thủ".

4. Kĩ năng đàm phán


Theo thống kê, thật đáng ngạc nhiên về số lần những cuộc đàm phán mà mỗi con người ta sẽ phải trải qua trong cuộc đời. Từ việc mua một chiếc xe, cố gắng giảm tiền hóa đơn ngoài chợ, thương thảo với sếp về vấn đề lương nhận được và nhiều hoạt động thiết thực khác, tất cả đều cần có kỹ năng đàm phán.

Hiện nay, nhiều trường học cũng đã nhận thấy tầm quan trọng của kỹ năng này, nhưng có lẽ, việc có thể đưa nó vào phổ cập vẫn còn cần rất nhiều thời gian nữa.

3. Tự vệ cơ bản


Thực vậy, những kĩ năng này cũng không kém phần quan trọng trong cuộc sống. Nhưng không hiểu sao, tại những trường học hiện nay, hầu như chỉ có những học sinh nam mới được học các thế võ tự vệ, trong khi hầu hết những bạn nữ lại học … nhảy múa.

2. Sức khỏe tinh thần


Sức khỏe thể chất và tinh thần đều là những yếu tố hàng đầu tạo nên sự thành công của một con người. Tại trường học, có nhiều những hoạt động thể thao giúp tăng cường sức khỏe thể chất, trong khi đó, yếu tố sức khỏe tinh thần lại hầu như không được nhiều sự quan tâm. Điều này đã và đang làm ảnh hưởng trực tiếp đến tố chất tâm lý của con người từ học sinh, sinh viên đang đi học cho đến những công nhân, nhân viên đã đi làm.

Không lạ lẫm gì khi những vấn nạn ngày nay như tình trạng hay căng thẳng, lo âu trong công việc, hoặc nghiêm trọng hơn là nạn trầm cảm, nghiện hút đang tăng dần theo thời gian. Bởi vậy, cần sớm xử lý, "nuôi dạy con từ khi còn trứng nước" là điều vô cùng cần thiết.

1. Kỹ năng nộp đơn và phỏng vấn xin việc


Không thể phủ nhận, trường học trang bị cho ta kiến thức, hành trang, trước khi tiếp bước vào đời. Song có một thực tế phũ phàng rằng, những kỹ năng nộp đơn, hay phỏng vấn khi xin việc lại là những kiến thức chúng ta sẽ được học trong "trường đời" sau nhiều lần vấp ngã.

Vậy tại sao, trường học không trang bị sớm cho ta những kiến thức về cách lựa chọn nghề nghiệp phù hợp, phương pháp viết hồ sơ hiệu quả hay những điều cần chuẩn bị trước khi phỏng vấn nhỉ? Câu hỏi này vẫn đang thực sự cần một lời giải đáp.
Nguồn: sưu tầm
ahduongho | 11/11/2014 | | Nhận xét!
Trường học được cho là cái nôi của mọi kiến thức con người. Dẫu vậy, hệ thống kiến thức được giảng dạy hiện nay tại trường vẫn chưa thực sự đầy đủ (ít nhất là cho đến thời điểm hiện tại). Đặc biệt là sự thiếu hụt những kỹ năng quan trọng giúp con người ta có thể suy nghĩ và trưởng thành được như một người lớn "thực thụ".


Theo trang LifeHacker, dưới đây sẽ là một số môn học và kỹ năng mà "ước gì" chúng ta có thể sớm được dạy trong trường học. Lưu ý, mức độ quan trọng của kỹ năng tăng dần theo thứ tự.

10. Khoa học máy tính


Nhìn vào tầm ảnh hưởng của CNTT đến thế giới ngày nay, thật khó để tin rằng, hầu hết các trường học hiện nay đều không giảng dạy bộ môn khoa học máy tính (hoặc nếu có thì cũng chỉ là những kiến thức qua loa). Thực tế, theo nghiên cứu của trang Code.org, 10 trường học ở Mỹ thì có đến 9 không giảng dạy kiến thức coding (mã hóa) dù kỹ thuật và lập trình là một trong những ngành nghề phát triển nhanh và mang lại lợi nhuận nhất hiện nay trên thế giới.

Thậm chí, ngay cả khi bạn không có ý định trở thành một lập trình viên trong tương lai, việc học tập để có được khả năng suy nghĩ logic mọi vấn đề giống như một nhà khoa học máy tính cũng là một trong những lợi ích đáng học hỏi, cũng như là sự thiết yếu của các môn học vật lý hay tiếng anh ngày nay.

9. Đọc nhanh


Đọc nhanh là một kĩ năng quan trọng trong đời sống. Dù nó không có khả năng biến bạn trở thành thiên tài, song lợi ích mà nó mang lại cũng không hề nhỏ. Bao gồm trong đó là kỹ thuật đọc lướt - kĩ năng giúp ích rất nhiều cho sinh viên khi phải nghiên cứu một danh sách rất dài những giáo trình cần đọc.

Ví dụ, khi đọc một quyển sách dài, nhờ kỹ thuật này bạn có thể nhanh chóng có được cái nhìn tổng quan nhất cho nội dung trong quyển sách, bằng cách phân nhóm các từ cần đọc để có được ý chính tổng thể cho một đoạn dài nhanh hơn.
Đặc biệt, trong thời đại công nghệ hóa cần nhiều sự năng động, nhanh nhẹn trong công việc ngày nay, kĩ năng đọc nhanh lại càng thiết yếu.

8. Quản lý thời gian


Các khóa học quản lý thời gian thường chỉ dành cho CEO và những quản lý cấp cao. Song, kiến thức về việc nên làm thế nào để có thể tận dụng tối đa thời gian giới hạn cũng có tầm quan trọng không kém đối với mỗi con người bình thường. Có lẽ, nếu chúng ta được dạy những kỹ năng quản lý thời gian từ sớm hơn thì những vấn đề như trì hoãn và chậm chạp trong công việc đã không xảy ra.

7. Kỹ năng học tập


Học tập đúng cách luôn là điều "trăn trở" mà không phải ai cũng có thể biết được. Cũng giống như quản lý thời gian, các kĩ năng học tập nên được những giáo viên, trường học đưa vào chương trình giảng dạy sớm hơn từ cấp bậc mẫu giáo, tiểu học cho đến đại học nhưng cho đến thời điểm hiện tại, nó vẫn chưa chính thức được phổ cập toàn cầu, ngoại trừ một vài tụ điểm nhỏ lẻ.
Học những cách ghi chép tốt hơn, phương pháp nghiên cứu hiệu quả hơn và quan trọng nhất là cách ghi nhớ những gì bạn đã học được là tất cả những kỹ năng học tập cơ bản mà mỗi học sinh nên được phát triển từ sớm.

6. Quản lý tài chính


Sớm dạy đứa trẻ biết cách sử dụng tiền bạc nên được bắt đầu ngay từ trong gia đình cho đến những trường học. Thật không may mắn, không phải ai cũng được nhận thức nền giáo dục tài chính đó từ sớm. Trên hết, các lớp học toán đều có thể kết hợp với những ví dụ thực tế để giảng dạy cho trẻ em biết được những điều cơ bản về tài chính như ngân sách, nợ tiền, lãi kép, hay chỉ đơn giản hơn là những lợi ích từ việc nên tiết kiệm nhiều hơn những gì ta kiếm được. Tuy nhiên, hầu như rất ít khi điều đó được giảng dạy trong trường học.

5. Kĩ năng sinh tồn


Dù có hay không Zombie Apocalypse (tạm dịch: Ngày khải huyền của các Zombie) hay những Ngày Tận thế khác như trong những tiểu thuyết viễn tưởng thường có thì những kỹ năng sinh tồn vẫn luôn luôn chưa bao giờ là thừa thãi. Liệu bạn có chắc chắn rằng, xe của mình sẽ không bao giờ bị hỏng tại nơi hoang vắng, hay nhà bạn ở sẽ không bao giờ bị trộm hoặc cướp "ghé thăm" vào nhà?

Do vậy những kĩ năng cơ bản như tìm kiếm nguồn nước, cách đánh lửa, dựng chòi hoặc các kỹ thuật cao cấp hơn như sơ cứu tại chỗ, cách tạo ra bữa ăn từ những nguồn cung cấp hạn chế và nhiều kĩ năng khác vẫn rất quan trọng đối với con người tùy theo từng hoàn cảnh, đặc biệt là đối với các "phượt thủ".

4. Kĩ năng đàm phán


Theo thống kê, thật đáng ngạc nhiên về số lần những cuộc đàm phán mà mỗi con người ta sẽ phải trải qua trong cuộc đời. Từ việc mua một chiếc xe, cố gắng giảm tiền hóa đơn ngoài chợ, thương thảo với sếp về vấn đề lương nhận được và nhiều hoạt động thiết thực khác, tất cả đều cần có kỹ năng đàm phán.

Hiện nay, nhiều trường học cũng đã nhận thấy tầm quan trọng của kỹ năng này, nhưng có lẽ, việc có thể đưa nó vào phổ cập vẫn còn cần rất nhiều thời gian nữa.

3. Tự vệ cơ bản


Thực vậy, những kĩ năng này cũng không kém phần quan trọng trong cuộc sống. Nhưng không hiểu sao, tại những trường học hiện nay, hầu như chỉ có những học sinh nam mới được học các thế võ tự vệ, trong khi hầu hết những bạn nữ lại học … nhảy múa.

2. Sức khỏe tinh thần


Sức khỏe thể chất và tinh thần đều là những yếu tố hàng đầu tạo nên sự thành công của một con người. Tại trường học, có nhiều những hoạt động thể thao giúp tăng cường sức khỏe thể chất, trong khi đó, yếu tố sức khỏe tinh thần lại hầu như không được nhiều sự quan tâm. Điều này đã và đang làm ảnh hưởng trực tiếp đến tố chất tâm lý của con người từ học sinh, sinh viên đang đi học cho đến những công nhân, nhân viên đã đi làm.

Không lạ lẫm gì khi những vấn nạn ngày nay như tình trạng hay căng thẳng, lo âu trong công việc, hoặc nghiêm trọng hơn là nạn trầm cảm, nghiện hút đang tăng dần theo thời gian. Bởi vậy, cần sớm xử lý, "nuôi dạy con từ khi còn trứng nước" là điều vô cùng cần thiết.

1. Kỹ năng nộp đơn và phỏng vấn xin việc


Không thể phủ nhận, trường học trang bị cho ta kiến thức, hành trang, trước khi tiếp bước vào đời. Song có một thực tế phũ phàng rằng, những kỹ năng nộp đơn, hay phỏng vấn khi xin việc lại là những kiến thức chúng ta sẽ được học trong "trường đời" sau nhiều lần vấp ngã.

Vậy tại sao, trường học không trang bị sớm cho ta những kiến thức về cách lựa chọn nghề nghiệp phù hợp, phương pháp viết hồ sơ hiệu quả hay những điều cần chuẩn bị trước khi phỏng vấn nhỉ? Câu hỏi này vẫn đang thực sự cần một lời giải đáp.
Nguồn: sưu tầm

Khác biệt giữa người thành công và thất bại

ahduongho | 11/11/2014 | Nhận xét!
Bạn đã bao giờ thành công chuyện gì chưa?
Và bạn đã từng thất bại bao nhiêu lần?
Bạn có biết lý do của việc ” thành công ” hay ” thất bại ” đó là gì không?

Sự khác biệt giữa thành công và thất bại:

Người thành công biết chính xác những gì mình muốn, tin tưởng vào khả năng của mình và sẵn sàng cống hiến hết thời gian của cuộc đời để đạt được điều đó.

Người thất bại không có mục đích cụ thể cho cuộc sống, luôn tin rằng mọi thành công đều là kết quả của vận may và chỉ thật sự bắt tay vào việc khi có sự tác động từ bên ngoài.

Người thành công có khả năng ảnh hưởng đến những người xung quanh và hợp tác với họ trong thái độ thân thiện.

Người thất bại tìm thấy khuyết điểm của mình ở người khác.

Người thành công chỉ bày tỏ ý kiến về những điều mình biết và họ hoàn toàn có thể thực hiện điều đó một cách rất khôn ngoan.

Người thất bại phát biểu ý kiến về mọi vấn đề mà họ chỉ biết chút ít hoặc hoàn toàn không có một chút kiến thức gì về chúng.

Người thành công dung hoà quan hệ với tất cả mọi người mà không quan tâm đến lợi ích đạt được

Người thất bại chỉ nuôi dưỡng quan hệ với những ai mà từ đó họ sẽ có những thứ mà họ muốn.

Người thành công luôn trau dồi kiến thức và mở rộng lòng khoan dung. Họ sống hướng đến quyền lợi chung của cộng đồng.

Người thất bại có trí tuệ hạn chế, sự vị kỷ chiến thắng lòng vị tha. Vì vậy họ tách khỏi những cơ hội thuận lợi và mối quan hệ thân thiện với xã hội.

Người thành công theo kịp thời đại và xem đây là một trách nhiệm quan trọng để biết được điều gì đang diễn ra.
Người thất bại chỉ quan tâm đến bản thân với những nhu cầu trước mắt và bất chấp mọi thứ để thực hiện, không cần biết đó là điều tốt hay xấu.

Trong một lần được mời đến nói chuyện tại trường tiểu học nơi mình từng là học sinh, Winston Churchill (cố thủ tướng Anh) được thầy hiệu trưởng nhà trường giới thiệu như sau: “Đây là khoảnh khắc lịch sử. Ông Winston Churchill được xem là diễn giả nói tiếng Anh vĩ đại nhất lịch sử. Hãy viết lại tất cả những gì ông nói bởi ông sẽ trình bày một diễn văn không thể nào quên”.


Khi Churchill bước ra trình bày, ông nhìn học sinh khắp lượt qua cặp kính và bắt đầu: “KHÔNG BAO GIỜ, KHÔNG BAO GIỜ, KHÔNG BAO GIỜ, KHÔNG BAO GIỜ BỎ CUỘC!”, Sau đó ông ngồi xuống.

Nhiều học sinh tỏ ra thất vọng nhưng người hiệu trưởng thì hiểu được rằng, đó là một trong những bài diễn văn vĩ đại nhất của Churchill. Phẩm chất lớn nhất của Winston Churchill là kiên trì, ông không bao giờ bỏ cuộc. Chính thái độ đó đã truyền cảm hứng cho nước Anh chiến đấu với phát xít Đức trong Thế chiến thứ II dù các quốc gia khác đã đầu hàng.

Lòng kiên trì khiến bạn tay cầm chắc vũ khí, mắt luôn hướng về mục tiêu, nhiệt huyết liên tục được đưa vào hành động. Chính lòng kiên trì sẽ giúp bạn giữ vững sự cam kết, ghi nhớ lời hứa, và giúp bạn sống với những gì mình nói. Từ đó, bạn không bao giờ, không bao giờ, không bao giờ, không bao giờ bỏ cuộc, và bạn sẽ chắc chắn, chắc chắn, chắc chắn, chắc chắn thành công.

Hãy nhớ, người thất bại chỉ khác người thành công một điểm duy nhất: họ bỏ cuộc sớm hơn!
---Sưu tầm---
ahduongho | 11/11/2014 | Nhận xét!
Bạn đã bao giờ thành công chuyện gì chưa?
Và bạn đã từng thất bại bao nhiêu lần?
Bạn có biết lý do của việc ” thành công ” hay ” thất bại ” đó là gì không?

Sự khác biệt giữa thành công và thất bại:

Người thành công biết chính xác những gì mình muốn, tin tưởng vào khả năng của mình và sẵn sàng cống hiến hết thời gian của cuộc đời để đạt được điều đó.

Người thất bại không có mục đích cụ thể cho cuộc sống, luôn tin rằng mọi thành công đều là kết quả của vận may và chỉ thật sự bắt tay vào việc khi có sự tác động từ bên ngoài.

Người thành công có khả năng ảnh hưởng đến những người xung quanh và hợp tác với họ trong thái độ thân thiện.

Người thất bại tìm thấy khuyết điểm của mình ở người khác.

Người thành công chỉ bày tỏ ý kiến về những điều mình biết và họ hoàn toàn có thể thực hiện điều đó một cách rất khôn ngoan.

Người thất bại phát biểu ý kiến về mọi vấn đề mà họ chỉ biết chút ít hoặc hoàn toàn không có một chút kiến thức gì về chúng.

Người thành công dung hoà quan hệ với tất cả mọi người mà không quan tâm đến lợi ích đạt được

Người thất bại chỉ nuôi dưỡng quan hệ với những ai mà từ đó họ sẽ có những thứ mà họ muốn.

Người thành công luôn trau dồi kiến thức và mở rộng lòng khoan dung. Họ sống hướng đến quyền lợi chung của cộng đồng.

Người thất bại có trí tuệ hạn chế, sự vị kỷ chiến thắng lòng vị tha. Vì vậy họ tách khỏi những cơ hội thuận lợi và mối quan hệ thân thiện với xã hội.

Người thành công theo kịp thời đại và xem đây là một trách nhiệm quan trọng để biết được điều gì đang diễn ra.
Người thất bại chỉ quan tâm đến bản thân với những nhu cầu trước mắt và bất chấp mọi thứ để thực hiện, không cần biết đó là điều tốt hay xấu.

Trong một lần được mời đến nói chuyện tại trường tiểu học nơi mình từng là học sinh, Winston Churchill (cố thủ tướng Anh) được thầy hiệu trưởng nhà trường giới thiệu như sau: “Đây là khoảnh khắc lịch sử. Ông Winston Churchill được xem là diễn giả nói tiếng Anh vĩ đại nhất lịch sử. Hãy viết lại tất cả những gì ông nói bởi ông sẽ trình bày một diễn văn không thể nào quên”.


Khi Churchill bước ra trình bày, ông nhìn học sinh khắp lượt qua cặp kính và bắt đầu: “KHÔNG BAO GIỜ, KHÔNG BAO GIỜ, KHÔNG BAO GIỜ, KHÔNG BAO GIỜ BỎ CUỘC!”, Sau đó ông ngồi xuống.

Nhiều học sinh tỏ ra thất vọng nhưng người hiệu trưởng thì hiểu được rằng, đó là một trong những bài diễn văn vĩ đại nhất của Churchill. Phẩm chất lớn nhất của Winston Churchill là kiên trì, ông không bao giờ bỏ cuộc. Chính thái độ đó đã truyền cảm hứng cho nước Anh chiến đấu với phát xít Đức trong Thế chiến thứ II dù các quốc gia khác đã đầu hàng.

Lòng kiên trì khiến bạn tay cầm chắc vũ khí, mắt luôn hướng về mục tiêu, nhiệt huyết liên tục được đưa vào hành động. Chính lòng kiên trì sẽ giúp bạn giữ vững sự cam kết, ghi nhớ lời hứa, và giúp bạn sống với những gì mình nói. Từ đó, bạn không bao giờ, không bao giờ, không bao giờ, không bao giờ bỏ cuộc, và bạn sẽ chắc chắn, chắc chắn, chắc chắn, chắc chắn thành công.

Hãy nhớ, người thất bại chỉ khác người thành công một điểm duy nhất: họ bỏ cuộc sớm hơn!
---Sưu tầm---

Nguyên nhân Internet cám dỗ con người

ahduongho | 9/06/2014 | | Nhận xét!


Các nhà khoa học cho rằng số lượng thông tin không giới hạn từ Internet khiến cho mọi người khó lòng rời khỏi màn hình máy tính.
Phần lớn mọi người đều cảm thấy một sức hút mãnh liệt từ Internet, khiến cho họ khó dứt ra được. Mọi người thường dành nhiều giờ liên tiếp để xem những video, vào các trang tìm kiếm như google để tìm thông tin, hoặc chat mà không hề ý thức thời gian trôi qua.
Nguyên nhân khiến cho Internet hấp dẫn là do sự vô hạn của tin tức, Tom Stafford, nhà khoa học tại Đại học Sheffield, Anh cho biết.
Con người có thể bắt đầu tìm kiếm một thông tin nào đó và tình cờ truy cập vào Wikipedia (bách khoa toàn thư trên Internet), sau đó "vấp phải" thông tin khác và lạc vào một chủ đề hoàn toàn mới và không liên quan đến nội dung ban đầu. Quá trình này cứ tiếp diễn và không có điểm dừng.

Nguyên nhân Internet "cám dỗ" con người
Ảnh minh họa: shutterstock.com.

Việc truy cập thông tin liên tục trong thời gian dài làm cho “sức mạnh ý chí” của con người bị kiệt quệ và mất đi sự tự chủ, khiến người đó khó có thể tắt màn hình máy tính. "Bạn khó có thể thoát khỏi sự cám dỗ của màn hình máy tính”, Stafford nói.
Nguyên nhân khác khiến Internet thu hút nhiều người được giới khoa học đề xuất, là do sự hấp dẫn nhất thời của các thông tin thú vị.
Con người là một sinh vật xã hội, vì vậy mọi người thích cập nhật thông tin xã hội qua Internet. Internet có cấu trúc giống như máy đánh bạc casino, thỉnh thoảng bạn có thể trúng số. Tương tự như vậy, thông tin trên internet thỉnh thoảng đưa cho người ta một cảm giác mãn nguyện, thú vị, khiến mọi người bắt đầu có xu hướng tìm kiếm thời điểm này lặp đi lặp lại nhiều lần.
Tuy nhiên, các nhà khoa học cho biết truy cập Internet có thể gây ra những vấn đề về sức khỏe.
Linda Stone, nhà nghiên cứu tác động tâm lý từ việc sử dụng Internet cho thấy, 80% mọi người dừng thở nhất thời hoặc thở nông khi họ kiểm tra email hoặc nhìn trên màn hình. Cô gọi hiện tượng này là “sự ngạt thở email”. Các trang web thường có những thông tin yêu cầu sự đáp trả hoặc hành động của người truy cập, ví dụ như khi kiểm tra email, vì vậy mọi người cố đoán trước và nín thở khi nhìn vào màn hình.
"Nín thở là cơ chế chuẩn bị để đối mặt với những nguy hiểm tiềm tàng hoặc bất ngờ, hoạt động liên tục cơ chế này sẽ gây ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe", Linda Stone cho biết.
Theo VNE

 
ahduongho | 9/06/2014 | | Nhận xét!


Các nhà khoa học cho rằng số lượng thông tin không giới hạn từ Internet khiến cho mọi người khó lòng rời khỏi màn hình máy tính.
Phần lớn mọi người đều cảm thấy một sức hút mãnh liệt từ Internet, khiến cho họ khó dứt ra được. Mọi người thường dành nhiều giờ liên tiếp để xem những video, vào các trang tìm kiếm như google để tìm thông tin, hoặc chat mà không hề ý thức thời gian trôi qua.
Nguyên nhân khiến cho Internet hấp dẫn là do sự vô hạn của tin tức, Tom Stafford, nhà khoa học tại Đại học Sheffield, Anh cho biết.
Con người có thể bắt đầu tìm kiếm một thông tin nào đó và tình cờ truy cập vào Wikipedia (bách khoa toàn thư trên Internet), sau đó "vấp phải" thông tin khác và lạc vào một chủ đề hoàn toàn mới và không liên quan đến nội dung ban đầu. Quá trình này cứ tiếp diễn và không có điểm dừng.

Nguyên nhân Internet "cám dỗ" con người
Ảnh minh họa: shutterstock.com.

Việc truy cập thông tin liên tục trong thời gian dài làm cho “sức mạnh ý chí” của con người bị kiệt quệ và mất đi sự tự chủ, khiến người đó khó có thể tắt màn hình máy tính. "Bạn khó có thể thoát khỏi sự cám dỗ của màn hình máy tính”, Stafford nói.
Nguyên nhân khác khiến Internet thu hút nhiều người được giới khoa học đề xuất, là do sự hấp dẫn nhất thời của các thông tin thú vị.
Con người là một sinh vật xã hội, vì vậy mọi người thích cập nhật thông tin xã hội qua Internet. Internet có cấu trúc giống như máy đánh bạc casino, thỉnh thoảng bạn có thể trúng số. Tương tự như vậy, thông tin trên internet thỉnh thoảng đưa cho người ta một cảm giác mãn nguyện, thú vị, khiến mọi người bắt đầu có xu hướng tìm kiếm thời điểm này lặp đi lặp lại nhiều lần.
Tuy nhiên, các nhà khoa học cho biết truy cập Internet có thể gây ra những vấn đề về sức khỏe.
Linda Stone, nhà nghiên cứu tác động tâm lý từ việc sử dụng Internet cho thấy, 80% mọi người dừng thở nhất thời hoặc thở nông khi họ kiểm tra email hoặc nhìn trên màn hình. Cô gọi hiện tượng này là “sự ngạt thở email”. Các trang web thường có những thông tin yêu cầu sự đáp trả hoặc hành động của người truy cập, ví dụ như khi kiểm tra email, vì vậy mọi người cố đoán trước và nín thở khi nhìn vào màn hình.
"Nín thở là cơ chế chuẩn bị để đối mặt với những nguy hiểm tiềm tàng hoặc bất ngờ, hoạt động liên tục cơ chế này sẽ gây ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe", Linda Stone cho biết.
Theo VNE

 

Cuộc đối thoại của Giáo sư và 1 sinh viên về Thiên Chúa

ahduongho | 9/03/2014 | Nhận xét!
Giáo sư: Con trai là một người theo đạo Thiên Chúa Giáo đúng không?

Sinh viên: Dạ đúng thưa giáo sư

Giáo sư: Vậy con có tin vào Chúa không?

Sinh viên: Tất nhiên rồi thưa giáo sư

Giáo sư: Chúa tốt lành chứ?

Sinh viên: Chắc chắn là như vậy

Giáo sư: Chúa có tất cả quyền lực không?

Sinh viên: Dạ có

Giáo sư: Anh trai tôi chết vì ung thư mặc dù anh ấy đã cầu nguyện với Chúa chữa lành cho anh ấy rất nhiều. Hầu hết trong chúng ta ai cũng đã cố gắng giúp đỡ người khác khi họ đau ốm. Nhưng Chúa thì không. Vậy cậu nói xem Chúa tốt lành như thế nào?

(Sinh viên im lặng)

Giáo sư: Cậu không thể trả lời phải không? Vậy chúng ta lại bắt đầu lại với câu hỏi: Chúa tốt lành không?

Sinh viên: Dạ có

Giáo sư: Quỷ Satan có tốt lành không?

Sinh viên: Không.

Giáo sư: Vậy quỷ Satan là đến từ đâu?

Sinh viên: Dạ, từ …Chúa mà ra…

Giáo sư: Đúng rồi. Con trai hãy nói cho ta biết, tội ác có tồn tại trên thế giới này không?

Sinh viên: Dạ có

Giáo sư: Tội ác ở khắp mọi nơi phải không? Và Chúa tạo nên tất cả mọi thứ, đúng không?

Sinh viên: Đúng!

Giáo sư: Vậy ai tạo ra tội ác?

(Sinh viên không trả lời)

Giáo sư: Vậy còn bệnh tật? sự đồi bại? lòng thù hận ? sự xấu xa? Tất cả những thứ kinh khủng đó vẫn tồn tại trên thế giới chứ?

Sinh viên: Dạ đúng , thưa Giáo sư

Giáo sư: Vậy, ai tạo nên chúng?

(Sinh viên không trả lời)

Giáo sư: Khoa học nói rằng chúng ta có 5 Giác quan để nhận định và quan sát thế giới xung quanh ta. Hãy nói cho ta biết, con đã từng thấy Chúa chưa?

Sinh viên: Dạ chưa.

Giáo sư: Nói cho ta biết cậu đã từng nghe Chúa nói chưa?

Sinh viên: Chưa, thưa Giáo sư

Giáo sư: Cậu đã từng cảm nhận thấy CHÚA, nếm được mùi vị của CHÚA, ngửi được CHÚA chưa? Cậu đã từng bao giờ nhận thức được bằng bất cứ giác quan nào về Chúa chưa?

Sinh viên: Chưa thưa Giáo sư. Con e là chưa cảm nhận được giác quan nào cả

Giáo sư: Vậy cậu còn tin vào Chúa không?

Sinh viên: Dạ có

Giáo sư: Theo kinh nghiệm, những thử nghiệm, những phương pháp chứng minh khác, Khoa học nói rằng CHÚA không hề tồn tại. Con nói về điều này thế nào, con trai?

Sinh viên: Không là gì cả. Tôi chỉ có niềm tin.

Giáo sư: Đúng rồi, đức tin. Và đó là vấn đề mà Khoa học gặp phải

Sinh viên: Thưa Giáo sư, có tồn tại một thứ gọi là “nóng” không?

Giáo sư: Có!

Sinh viên: Và có tồn tại thứ gọi là “lạnh” không?

Giáo sư: Có!

Sinh viên: Không có, thưa Giáo sư. Nó không hề có.

(Giảng đường bỗng trở nên im lặng với câu trả lời bất ngờ của cậu sinh viên)

Sinh viên: Thưa Giáo sư, giáo sư có thể có rất nhiều thứ gọi là nóng, và còn có thể nóng hơn, siêu nóng, cực kì nóng, nhiệt độ nóng trắng. Nhưng chúng ta không có bất cứ gì gọi là lạnh. Chúng ta có thể đạt đến nhiệt độ dưới 0 đến -458 độ, nhưng chúng ta không thể đạt đến mức thấp hơn con số đó. Không có bất cứ thứ gì gọi là lạnh , lạnh là một từ ngữ chúng ta dùng để mô tả sự vắng mặt của nóng . Chúng ta không thể đo lường được lạnh, lạnh đến đâu. Nóng là một loại năng lượng , và lạnh không phải là mặt trái của nóng, thưa giáo sư, chỉ là sự vắng mặt của nóng mà thôi.

(Giảng đường thinh lặng với những giải thích của cậu sinh viên)Sinh viên: Còn về bóng tối thì sao thưa Giáo sư ? Có thứ gì để gọi là “bóng tối” không?

Giáo sư: Có. Đêm tối là gì, nếu nó không phải là bóng tối ?

Sinh viên: Giáo sư lại sai nữa rồi. Bóng tối là sự thiếu vắng của một thứ khác. Giáo sư có thể có được ánh sáng yếu, ánh sáng trung bình, ánh sáng mạnh, ánh sáng chớp. Nhưng nếu không có ánh sáng một cách thường xuyên, Giáo sư sẽ chẳng có cái gì để gọi là “bóng tối” .Trong thực thế, không có bóng tối , nếu có , Giáo sư có thể làm cho bóng tối trở nên tối hơn không thưa Giáo sư?

Giáo sư: Vậy vấn đề mà con đang muốn đề cập ở đây là gì , chàng thanh niên trẻ tuổi?

Sinh viên: Thưa giáo sư, điều mà tôi muốn nói ở đây là tiền đề triết học của Giáo sư có chỗ thiếu sót.

Giáo sư: Thiếu sót? Cậu có thể giải thích rõ hơn không?

Sinh viên: Thưa giáo sư, giáo sư đang giải thích trên tiền đề của sự đối ngẫu 2 mặt. Giáo sư chỉ rõ rằng có sự sống và có cái chết, có Chúa tốt và Chúa xấu. Giáo sư đang nhìn vào khái niệm về Chúa chỉ như một tập hữu hạn,chỉ bằng một cái gì đó có thể đo lường được. Thưa Giáo sư, Khoa học thậm chí không thể giải thích về một cách thức con người suy nghĩ như thế nào. Có thể là dùng những tín hiệu về xung điện và từ ngữ gì đó, nhưng chúng ta không bao giờ thấy được, nhưng bằng cách nào đấy chúng ta vẫn cũng có thể hiểu được người khác. Nếu chúng ta xem xét về cái chết là đối lập với sự sống, nghĩa là đang phớt lờ đi sự thật rằng cái chết không thể tồn tại như một thứ gì đó mà tồn tại hữu hình.Sự chết không phải là đối lập với sự sống, chỉ là sự vắng mặt của sự sống.Điều này giải thích rằng: bệnh tật, tội ác, tất cả những thứ kinh khủng trên thế giới này đều không tồn tại, mà là vì chúng ta đang thiếu vắng đi 1 thứ, đó là tình yêu của 1 đấng tối cao nào đó.

Bây giờ Giáo sư hãy nói cho tôi biết, Giáo sư có dạy cho sinh viên của mình rằng họ tiến hóa như bây giờ từ loài khỉ không?

Giáo sư: Nếu như cậu đang đề cập về quá trình tiến hóa tự nhiên thì dĩ nhiên là có.

Sinh viên: Đã bao giờ giáo sư quan sát được quá trình tiến hóa bằng mắt thường chưa Giáo sư?

(Giáo sư lắc đầu và cười, bắt đầu nhận ra rằng vấn đề của cuộc tranh luận đang đi về đâu)

Sinh viên: Bởi vì không ai có thể quan sát được quá trình tiến hóa trong công việc và càng không thể chứng minh rằng quá trình này là một quá trình đang diễn ra. Vì thế thưa Giáo sư, có phải giáo sư không dạy bằng quan điểm cá nhân của giáo sư đúng không? Giáo sư là một nhà khoa học hay chỉ là một người thuyết giáo suông dạy đời?

(Lớp học bỗng trở nên ồn ào)

Sinh viên: Có ai trong lớp học này đã từng nhìn thấy được bộ não của Giáo sư chưa?

(Lớp học ồ lên những tiếng cười lớn)

Sinh viên: Có ai đó đã từng nghe về bộ não của Giáo sư, cảm nhận được bộ não đó, chạm được nó, hoặc ngửi được nó chưa? Không ai có mặt ở đây đã làm điều đó cả. Vì thế, theo như quy luật được thiết lập bởi kinh nghiệm, sự thử nghiệm, các phương pháp chứng minh, Khoa học nói rằng Giáo sư không có bộ não . Vậy chỉ bằng lòng kính trọng, thì làm sao chúng tôi có thể tin những gì Giáo sư dạy được, thưa Giáo sư?

(Căn phòng im lặng. Giáo sư nhìn chằm vào cậu sinh viên, không đoán được cậu ấy đang nghĩ gì )

Giáo sư: Tôi nghĩ là cậu hãy cứ để những thứ đó cho niềm tin, cậu con trai ạ.

Sinh viên: Đúng là thế đấy, thưa Giáo sư….Chính xác! Sự kết nối giữa con người và Chúa đó là NIỀM TIN. Tất cả những điều đó giữ cho mọi thứ vẫn tiếp tục sống, tiếp tục còn đó và phát triển.

P/S: Mình tin là tất cả các bạn đã cảm nhận được cuộc đối thoại trên đây theo một cách thú vị. Và nếu đúng như vậy, chắc chắn bạn cũng muốn bạn bè và đồng nghiệp của mình sẽ đọc được mẩu chuyện này đúng không?Hãy gửi thông điệp này đến họ bằng cách nhấn "share" để giúp họ trở nên hiểu biết hơn…hoặc…ĐỨC TIN..

---Nhân tiện, cậu sinh viên trong câu chuyện trên đây chính là EINSTEIN – Nhà khoa học vĩ đại nhất mọi thời đại---

--Sưu tầm--
ahduongho | 9/03/2014 | Nhận xét!
Giáo sư: Con trai là một người theo đạo Thiên Chúa Giáo đúng không?

Sinh viên: Dạ đúng thưa giáo sư

Giáo sư: Vậy con có tin vào Chúa không?

Sinh viên: Tất nhiên rồi thưa giáo sư

Giáo sư: Chúa tốt lành chứ?

Sinh viên: Chắc chắn là như vậy

Giáo sư: Chúa có tất cả quyền lực không?

Sinh viên: Dạ có

Giáo sư: Anh trai tôi chết vì ung thư mặc dù anh ấy đã cầu nguyện với Chúa chữa lành cho anh ấy rất nhiều. Hầu hết trong chúng ta ai cũng đã cố gắng giúp đỡ người khác khi họ đau ốm. Nhưng Chúa thì không. Vậy cậu nói xem Chúa tốt lành như thế nào?

(Sinh viên im lặng)

Giáo sư: Cậu không thể trả lời phải không? Vậy chúng ta lại bắt đầu lại với câu hỏi: Chúa tốt lành không?

Sinh viên: Dạ có

Giáo sư: Quỷ Satan có tốt lành không?

Sinh viên: Không.

Giáo sư: Vậy quỷ Satan là đến từ đâu?

Sinh viên: Dạ, từ …Chúa mà ra…

Giáo sư: Đúng rồi. Con trai hãy nói cho ta biết, tội ác có tồn tại trên thế giới này không?

Sinh viên: Dạ có

Giáo sư: Tội ác ở khắp mọi nơi phải không? Và Chúa tạo nên tất cả mọi thứ, đúng không?

Sinh viên: Đúng!

Giáo sư: Vậy ai tạo ra tội ác?

(Sinh viên không trả lời)

Giáo sư: Vậy còn bệnh tật? sự đồi bại? lòng thù hận ? sự xấu xa? Tất cả những thứ kinh khủng đó vẫn tồn tại trên thế giới chứ?

Sinh viên: Dạ đúng , thưa Giáo sư

Giáo sư: Vậy, ai tạo nên chúng?

(Sinh viên không trả lời)

Giáo sư: Khoa học nói rằng chúng ta có 5 Giác quan để nhận định và quan sát thế giới xung quanh ta. Hãy nói cho ta biết, con đã từng thấy Chúa chưa?

Sinh viên: Dạ chưa.

Giáo sư: Nói cho ta biết cậu đã từng nghe Chúa nói chưa?

Sinh viên: Chưa, thưa Giáo sư

Giáo sư: Cậu đã từng cảm nhận thấy CHÚA, nếm được mùi vị của CHÚA, ngửi được CHÚA chưa? Cậu đã từng bao giờ nhận thức được bằng bất cứ giác quan nào về Chúa chưa?

Sinh viên: Chưa thưa Giáo sư. Con e là chưa cảm nhận được giác quan nào cả

Giáo sư: Vậy cậu còn tin vào Chúa không?

Sinh viên: Dạ có

Giáo sư: Theo kinh nghiệm, những thử nghiệm, những phương pháp chứng minh khác, Khoa học nói rằng CHÚA không hề tồn tại. Con nói về điều này thế nào, con trai?

Sinh viên: Không là gì cả. Tôi chỉ có niềm tin.

Giáo sư: Đúng rồi, đức tin. Và đó là vấn đề mà Khoa học gặp phải

Sinh viên: Thưa Giáo sư, có tồn tại một thứ gọi là “nóng” không?

Giáo sư: Có!

Sinh viên: Và có tồn tại thứ gọi là “lạnh” không?

Giáo sư: Có!

Sinh viên: Không có, thưa Giáo sư. Nó không hề có.

(Giảng đường bỗng trở nên im lặng với câu trả lời bất ngờ của cậu sinh viên)

Sinh viên: Thưa Giáo sư, giáo sư có thể có rất nhiều thứ gọi là nóng, và còn có thể nóng hơn, siêu nóng, cực kì nóng, nhiệt độ nóng trắng. Nhưng chúng ta không có bất cứ gì gọi là lạnh. Chúng ta có thể đạt đến nhiệt độ dưới 0 đến -458 độ, nhưng chúng ta không thể đạt đến mức thấp hơn con số đó. Không có bất cứ thứ gì gọi là lạnh , lạnh là một từ ngữ chúng ta dùng để mô tả sự vắng mặt của nóng . Chúng ta không thể đo lường được lạnh, lạnh đến đâu. Nóng là một loại năng lượng , và lạnh không phải là mặt trái của nóng, thưa giáo sư, chỉ là sự vắng mặt của nóng mà thôi.

(Giảng đường thinh lặng với những giải thích của cậu sinh viên)Sinh viên: Còn về bóng tối thì sao thưa Giáo sư ? Có thứ gì để gọi là “bóng tối” không?

Giáo sư: Có. Đêm tối là gì, nếu nó không phải là bóng tối ?

Sinh viên: Giáo sư lại sai nữa rồi. Bóng tối là sự thiếu vắng của một thứ khác. Giáo sư có thể có được ánh sáng yếu, ánh sáng trung bình, ánh sáng mạnh, ánh sáng chớp. Nhưng nếu không có ánh sáng một cách thường xuyên, Giáo sư sẽ chẳng có cái gì để gọi là “bóng tối” .Trong thực thế, không có bóng tối , nếu có , Giáo sư có thể làm cho bóng tối trở nên tối hơn không thưa Giáo sư?

Giáo sư: Vậy vấn đề mà con đang muốn đề cập ở đây là gì , chàng thanh niên trẻ tuổi?

Sinh viên: Thưa giáo sư, điều mà tôi muốn nói ở đây là tiền đề triết học của Giáo sư có chỗ thiếu sót.

Giáo sư: Thiếu sót? Cậu có thể giải thích rõ hơn không?

Sinh viên: Thưa giáo sư, giáo sư đang giải thích trên tiền đề của sự đối ngẫu 2 mặt. Giáo sư chỉ rõ rằng có sự sống và có cái chết, có Chúa tốt và Chúa xấu. Giáo sư đang nhìn vào khái niệm về Chúa chỉ như một tập hữu hạn,chỉ bằng một cái gì đó có thể đo lường được. Thưa Giáo sư, Khoa học thậm chí không thể giải thích về một cách thức con người suy nghĩ như thế nào. Có thể là dùng những tín hiệu về xung điện và từ ngữ gì đó, nhưng chúng ta không bao giờ thấy được, nhưng bằng cách nào đấy chúng ta vẫn cũng có thể hiểu được người khác. Nếu chúng ta xem xét về cái chết là đối lập với sự sống, nghĩa là đang phớt lờ đi sự thật rằng cái chết không thể tồn tại như một thứ gì đó mà tồn tại hữu hình.Sự chết không phải là đối lập với sự sống, chỉ là sự vắng mặt của sự sống.Điều này giải thích rằng: bệnh tật, tội ác, tất cả những thứ kinh khủng trên thế giới này đều không tồn tại, mà là vì chúng ta đang thiếu vắng đi 1 thứ, đó là tình yêu của 1 đấng tối cao nào đó.

Bây giờ Giáo sư hãy nói cho tôi biết, Giáo sư có dạy cho sinh viên của mình rằng họ tiến hóa như bây giờ từ loài khỉ không?

Giáo sư: Nếu như cậu đang đề cập về quá trình tiến hóa tự nhiên thì dĩ nhiên là có.

Sinh viên: Đã bao giờ giáo sư quan sát được quá trình tiến hóa bằng mắt thường chưa Giáo sư?

(Giáo sư lắc đầu và cười, bắt đầu nhận ra rằng vấn đề của cuộc tranh luận đang đi về đâu)

Sinh viên: Bởi vì không ai có thể quan sát được quá trình tiến hóa trong công việc và càng không thể chứng minh rằng quá trình này là một quá trình đang diễn ra. Vì thế thưa Giáo sư, có phải giáo sư không dạy bằng quan điểm cá nhân của giáo sư đúng không? Giáo sư là một nhà khoa học hay chỉ là một người thuyết giáo suông dạy đời?

(Lớp học bỗng trở nên ồn ào)

Sinh viên: Có ai trong lớp học này đã từng nhìn thấy được bộ não của Giáo sư chưa?

(Lớp học ồ lên những tiếng cười lớn)

Sinh viên: Có ai đó đã từng nghe về bộ não của Giáo sư, cảm nhận được bộ não đó, chạm được nó, hoặc ngửi được nó chưa? Không ai có mặt ở đây đã làm điều đó cả. Vì thế, theo như quy luật được thiết lập bởi kinh nghiệm, sự thử nghiệm, các phương pháp chứng minh, Khoa học nói rằng Giáo sư không có bộ não . Vậy chỉ bằng lòng kính trọng, thì làm sao chúng tôi có thể tin những gì Giáo sư dạy được, thưa Giáo sư?

(Căn phòng im lặng. Giáo sư nhìn chằm vào cậu sinh viên, không đoán được cậu ấy đang nghĩ gì )

Giáo sư: Tôi nghĩ là cậu hãy cứ để những thứ đó cho niềm tin, cậu con trai ạ.

Sinh viên: Đúng là thế đấy, thưa Giáo sư….Chính xác! Sự kết nối giữa con người và Chúa đó là NIỀM TIN. Tất cả những điều đó giữ cho mọi thứ vẫn tiếp tục sống, tiếp tục còn đó và phát triển.

P/S: Mình tin là tất cả các bạn đã cảm nhận được cuộc đối thoại trên đây theo một cách thú vị. Và nếu đúng như vậy, chắc chắn bạn cũng muốn bạn bè và đồng nghiệp của mình sẽ đọc được mẩu chuyện này đúng không?Hãy gửi thông điệp này đến họ bằng cách nhấn "share" để giúp họ trở nên hiểu biết hơn…hoặc…ĐỨC TIN..

---Nhân tiện, cậu sinh viên trong câu chuyện trên đây chính là EINSTEIN – Nhà khoa học vĩ đại nhất mọi thời đại---

--Sưu tầm--