HOME »» Cuộc Sống
Bạn đang xem chuyên mục: Cuộc Sống

9 điều không được mắc phải để thành công trong cuộc sống

ahduongho | 5/27/2015 | Nhận xét!

1. Tự thương hại

Ai chưa giàu thì than là chẳng bao giờ phất lên được. Ai là phụ nữ thì than là chẳng được làm đàn ông (đàn ông nhiều cơ hội thăng tiến). Ai béo thì than chẳng được thon thả (người đẹp dễ kiếm việc làm hơn). Có người thì phàn nàn về chiều cao, thành phần dân tộc, màu da, tôn giáo, muộn chồng (vợ). Người trẻ thì than thiếu kinh nghiệm, người già thì tiếc là tuổi đã nhiều.

Bạn nghĩ sao, nếu một người cứ thương thân trách phận về những chuyện không quá quan trọng và suốt ngày gặm nhấm chúng? Những người xung quanh sẽ phản ứng thế nào? Than thân là cách tốt nhất để vác lên vai cái mỏ neo nặng hàng tấn, nó sẽ cản bước của bạn trên đường đời và khiến bạn khó thoát cảnh nghèo khổ. Trách phận là cách tốt nhất để kiếm một việc làm lương thấp và sống khốn khó.

2. Tham lam

Thường xuyên tìm cửa hàng hạ giá, không muốn trả nhiều tiền để con cái được giáo dục tốt, thích tìm chỗ lương cao trong khi làm việc không tận tụy và khoa hoc - đó là những dấu hiệu chính xác cho thấy bạn đang có thói quen thứ hai của những người nghèo. Hướng tới việc tiết kiệm triệt để không phải là sự khôn ngoan mà đó là chỉ số cho thấy bạn đang mất cân đối thu chi và tiếp cận cách giải quyết không đúng hướng.

Người được “lập trình” giàu có sẵn sàng trả tiền cho một món đồ đúng với giá trị thực của nó, nhận thưởng hậu hĩnh từ doanh nghiệp khi mình làm việc hiệu quả thật sự.

3. Lấy tiền làm thước đo sự thành công

Một người nghèo khó thì cho rằng chỉ có tiền mới có thể mang tới niềm vui. Chỉ có tài khoản trong ngân hàng mới đem lại hạnh phúc. Nhưng thực tế chứng minh rằng hạnh phúc không đến bằng con đường này. Con người thành đạt đánh giá hạnh phúc bằng những thứ giá trị hơn đồng tiền, còn cụ thể là gì thì tùy thuộc vào từng người.

4. Bóc ngắn cắn dài

Làm ít ăn nhiều khiến bạn trượt sâu vào cái hố nợ nần.

5. Thiển cận

Muốn có mọi thứ và có ngay lập tức là đặc tính của những người chưa thoát nghèo. Họ không có khả năng hiểu rằng đảm nhận công việc với mức lương trung bình trong một hãng uy tín thì sau mấy năm sẽ thành gặt hái nhiều hơn là chỉ chú ý đến cái nhận được vào tháng sau.

6. Luôn càu nhàu

Cuộc sống nặng nề? Xung quanh đầy rẫy sự kỳ thị, tham nhũng, lố bịch, tội phạm và bạn không có đường thăng tiến? Bất kỳ con người thất bại tiềm ẩn nào cũng đồng tình với bạn. Sự năng động là liều vắc xin để chống lại thói quen đó. Hãy tìm cách độc đáo để chống lại thói xấu của thế giới xung quanh, hãy thoát ra khỏi tình cảnh bất lợi ban đầu với tư thế của người chiến thắng!

7. So đo

Ở tất cả mọi người đều rất phát triển thói quen thứ tám của kẻ thất bại là luôn so kè mình với người khác. Hãy nghĩ xem bạn có cần thói quen này không hay là quyết không để cho thế giới bên ngoài kiểm soát thế giới nội tâm?

8. Đánh đồng sự giàu sang với đồng tiền

Những người giàu thực sự không chỉ phân biệt rạch ròi giữa hạnh phúc và tiền mà còn không nhầm lẫn giữa con số trong tài khoản và khái niệm về giàu sang. Sự giàu có thực sự là cách biết thu hút đồng tiền, tạo ra tiền từ con số không, tổ chức những ngành kinh doanh mới. Con người thực sự thành đạt không phụ thuộc vào kích thước túi vàng của mình.

9. Tách mình khỏi gia đình

Những kẻ thất bại “hoành tráng” xuất thân từ các đối tượng tự tách khỏi gia đình, lấy cớ là bố mẹ, anh chị em không giúp họ trong những phút khó khăn, không cho mượn tiền, chia sẻ tâm tư... Họ không hiểu rằng gia đình là nguồn hỗ trợ nội tâm tuyệt vời mà khi không còn gì nữa trong đời thì bạn vẫn có thể cậy nhờ. Chỉ có tình yêu của những người thân mới có thể giúp bạn đứng lên trong tình thế tuyệt vọng.
Nguồn: sưu tầm
ahduongho | 5/27/2015 | Nhận xét!

1. Tự thương hại

Ai chưa giàu thì than là chẳng bao giờ phất lên được. Ai là phụ nữ thì than là chẳng được làm đàn ông (đàn ông nhiều cơ hội thăng tiến). Ai béo thì than chẳng được thon thả (người đẹp dễ kiếm việc làm hơn). Có người thì phàn nàn về chiều cao, thành phần dân tộc, màu da, tôn giáo, muộn chồng (vợ). Người trẻ thì than thiếu kinh nghiệm, người già thì tiếc là tuổi đã nhiều.

Bạn nghĩ sao, nếu một người cứ thương thân trách phận về những chuyện không quá quan trọng và suốt ngày gặm nhấm chúng? Những người xung quanh sẽ phản ứng thế nào? Than thân là cách tốt nhất để vác lên vai cái mỏ neo nặng hàng tấn, nó sẽ cản bước của bạn trên đường đời và khiến bạn khó thoát cảnh nghèo khổ. Trách phận là cách tốt nhất để kiếm một việc làm lương thấp và sống khốn khó.

2. Tham lam

Thường xuyên tìm cửa hàng hạ giá, không muốn trả nhiều tiền để con cái được giáo dục tốt, thích tìm chỗ lương cao trong khi làm việc không tận tụy và khoa hoc - đó là những dấu hiệu chính xác cho thấy bạn đang có thói quen thứ hai của những người nghèo. Hướng tới việc tiết kiệm triệt để không phải là sự khôn ngoan mà đó là chỉ số cho thấy bạn đang mất cân đối thu chi và tiếp cận cách giải quyết không đúng hướng.

Người được “lập trình” giàu có sẵn sàng trả tiền cho một món đồ đúng với giá trị thực của nó, nhận thưởng hậu hĩnh từ doanh nghiệp khi mình làm việc hiệu quả thật sự.

3. Lấy tiền làm thước đo sự thành công

Một người nghèo khó thì cho rằng chỉ có tiền mới có thể mang tới niềm vui. Chỉ có tài khoản trong ngân hàng mới đem lại hạnh phúc. Nhưng thực tế chứng minh rằng hạnh phúc không đến bằng con đường này. Con người thành đạt đánh giá hạnh phúc bằng những thứ giá trị hơn đồng tiền, còn cụ thể là gì thì tùy thuộc vào từng người.

4. Bóc ngắn cắn dài

Làm ít ăn nhiều khiến bạn trượt sâu vào cái hố nợ nần.

5. Thiển cận

Muốn có mọi thứ và có ngay lập tức là đặc tính của những người chưa thoát nghèo. Họ không có khả năng hiểu rằng đảm nhận công việc với mức lương trung bình trong một hãng uy tín thì sau mấy năm sẽ thành gặt hái nhiều hơn là chỉ chú ý đến cái nhận được vào tháng sau.

6. Luôn càu nhàu

Cuộc sống nặng nề? Xung quanh đầy rẫy sự kỳ thị, tham nhũng, lố bịch, tội phạm và bạn không có đường thăng tiến? Bất kỳ con người thất bại tiềm ẩn nào cũng đồng tình với bạn. Sự năng động là liều vắc xin để chống lại thói quen đó. Hãy tìm cách độc đáo để chống lại thói xấu của thế giới xung quanh, hãy thoát ra khỏi tình cảnh bất lợi ban đầu với tư thế của người chiến thắng!

7. So đo

Ở tất cả mọi người đều rất phát triển thói quen thứ tám của kẻ thất bại là luôn so kè mình với người khác. Hãy nghĩ xem bạn có cần thói quen này không hay là quyết không để cho thế giới bên ngoài kiểm soát thế giới nội tâm?

8. Đánh đồng sự giàu sang với đồng tiền

Những người giàu thực sự không chỉ phân biệt rạch ròi giữa hạnh phúc và tiền mà còn không nhầm lẫn giữa con số trong tài khoản và khái niệm về giàu sang. Sự giàu có thực sự là cách biết thu hút đồng tiền, tạo ra tiền từ con số không, tổ chức những ngành kinh doanh mới. Con người thực sự thành đạt không phụ thuộc vào kích thước túi vàng của mình.

9. Tách mình khỏi gia đình

Những kẻ thất bại “hoành tráng” xuất thân từ các đối tượng tự tách khỏi gia đình, lấy cớ là bố mẹ, anh chị em không giúp họ trong những phút khó khăn, không cho mượn tiền, chia sẻ tâm tư... Họ không hiểu rằng gia đình là nguồn hỗ trợ nội tâm tuyệt vời mà khi không còn gì nữa trong đời thì bạn vẫn có thể cậy nhờ. Chỉ có tình yêu của những người thân mới có thể giúp bạn đứng lên trong tình thế tuyệt vọng.
Nguồn: sưu tầm

17 khác biệt trong tư duy của người giàu và người nghèo

ahduongho | 10/20/2014 | Nhận xét!
Tự tạo ra cuộc đời mình, sẵn sàng đón nhận cơ hội, tham gia cuộc chơi tiền bạc để giành chiến thắng… là những cách nhìn khác biệt so với Người nghèo.


Người giàu: Tôi tạo ra cuộc đời tôi.

Người nghèo:Cuộc sống toàn những việc bất ngờ xảy đến với tôi.


Người giàu: Tham gia cuộc chơi tiền bạc để thắng.
Người nghèo: Tham gia cuộc chơi tiền bạc chỉ để không bị thua.


Người giàu: Quyết tâm làm giàu.

Người nghèo: Muốn trở nên giàu có.


Người giàu: Suy nghĩ lớn.

Người nghèo: Suy nghĩ nhỏ.


Người giàu: Tập trung vào các cơ hội.

Người nghèo: Tập trung vào những khó khăn.


Người giàu: Ngưỡng mộ người thành công và giàu có khác.

Người nghèo: Bực tức với những ai thành công và giàu có.


Người giàu: Kết giao với người tích cực và thành công.

Người nghèo: Giao du với người tiêu cực hoặc thất bại.


Người giàu: Sẵn sàng tôn vinh bản thân và giá trị của họ.

Người nghèo: Suy nghĩ tiêu cực về bán hàng, quảng bá.


Người giàu: Đứng cao hơn những vấn đề của họ.

Người nghèo: Nhỏ bé hơn những vấn đề của họ.


Người giàu: Rất biết đón nhận.

Người nghèo: Không biết đón nhận.


Người giàu: Chọn được trả công theo kết quả.

Người nghèo: Chọn được trả công theo thời gian.


Người giàu: Suy nghĩ “cả hai”.

Người nghèo: Suy nghĩ “hoặc là/ hoặc”.


Người giàu: Chú trọng vào tổng tài sản.

Người nghèo: Chú trọng vào thu nhập từ làm việc.


Người giàu: Quản lý tốt tiền của họ.

Người nghèo: Không biết quản lý tốt tiền của họ.


Người giàu: Bắt tiền của họ làm việc chăm chỉ.

Người nghèo: Làm việc chăm chỉ vì tiền của họ.


Người giàu: Hành động bất chấp sợ hãi.

Người nghèo: Để nỗi sợ hãi ngăn cản họ.


Người giàu: Luôn học hỏi và phát triển.

Người nghèo: Nghĩ họ đã biết hết.

Là một phần trong dự án Học làm giàu phát triển từ năm 2011, bộ tranh “17 tư duy thịnh vượng” được chuyển thể từ nội dung cuốn “Bí quyết Tư duy triệu phú” của tác giả T. Harv Eker. Mỗi tâm thức được chuyển thể thành một bức vẽ riêng, thể hiện rõ thái độ, lập trường của hai nhân vật Giàu và Nghèo.

---Sưu tầm---
ahduongho | 10/20/2014 | Nhận xét!
Tự tạo ra cuộc đời mình, sẵn sàng đón nhận cơ hội, tham gia cuộc chơi tiền bạc để giành chiến thắng… là những cách nhìn khác biệt so với Người nghèo.


Người giàu: Tôi tạo ra cuộc đời tôi.

Người nghèo:Cuộc sống toàn những việc bất ngờ xảy đến với tôi.


Người giàu: Tham gia cuộc chơi tiền bạc để thắng.
Người nghèo: Tham gia cuộc chơi tiền bạc chỉ để không bị thua.


Người giàu: Quyết tâm làm giàu.

Người nghèo: Muốn trở nên giàu có.


Người giàu: Suy nghĩ lớn.

Người nghèo: Suy nghĩ nhỏ.


Người giàu: Tập trung vào các cơ hội.

Người nghèo: Tập trung vào những khó khăn.


Người giàu: Ngưỡng mộ người thành công và giàu có khác.

Người nghèo: Bực tức với những ai thành công và giàu có.


Người giàu: Kết giao với người tích cực và thành công.

Người nghèo: Giao du với người tiêu cực hoặc thất bại.


Người giàu: Sẵn sàng tôn vinh bản thân và giá trị của họ.

Người nghèo: Suy nghĩ tiêu cực về bán hàng, quảng bá.


Người giàu: Đứng cao hơn những vấn đề của họ.

Người nghèo: Nhỏ bé hơn những vấn đề của họ.


Người giàu: Rất biết đón nhận.

Người nghèo: Không biết đón nhận.


Người giàu: Chọn được trả công theo kết quả.

Người nghèo: Chọn được trả công theo thời gian.


Người giàu: Suy nghĩ “cả hai”.

Người nghèo: Suy nghĩ “hoặc là/ hoặc”.


Người giàu: Chú trọng vào tổng tài sản.

Người nghèo: Chú trọng vào thu nhập từ làm việc.


Người giàu: Quản lý tốt tiền của họ.

Người nghèo: Không biết quản lý tốt tiền của họ.


Người giàu: Bắt tiền của họ làm việc chăm chỉ.

Người nghèo: Làm việc chăm chỉ vì tiền của họ.


Người giàu: Hành động bất chấp sợ hãi.

Người nghèo: Để nỗi sợ hãi ngăn cản họ.


Người giàu: Luôn học hỏi và phát triển.

Người nghèo: Nghĩ họ đã biết hết.

Là một phần trong dự án Học làm giàu phát triển từ năm 2011, bộ tranh “17 tư duy thịnh vượng” được chuyển thể từ nội dung cuốn “Bí quyết Tư duy triệu phú” của tác giả T. Harv Eker. Mỗi tâm thức được chuyển thể thành một bức vẽ riêng, thể hiện rõ thái độ, lập trường của hai nhân vật Giàu và Nghèo.

---Sưu tầm---

10 điều giúp não thông minh hơn mỗi ngày

ahduongho | 9/14/2014 | | Nhận xét!
Có ý kiến cho rằng trí thông minh của mỗi người là một số lượng cố định được xây dựng từ khi còn nhỏ và sau đó sẽ không bị thay đổi . Một nghiên cứu trên nhiều đối tượng đã chỉ ra rằng trí thông minh sẽ không thay đổi theo thời gian là sai.

Vậy phải làm thế nào để duy trì và phát triển trí thông minh của mỗi người. Mời tham khảo những cách dưới đây.

1. Thông minh hơn nhờ vào WEB

Hàng ngày, bạn dành rất nhiều thời gian cho việc online. Các trang mạng là nơi cung cấp nguồn kiến thức khổng lồ. Thay vì lên mạng để tham gia vào những vô bổ hãy biết tận dụng thời gian này để làm giàu sự hiểu biết của bạn về thế giới quan.

2. Viết lại những gì đã học

Mỗi ngày, viết khoảng 400 từ để tóm tắt lại những gì bạn đã học được trong ngày là một điều kích thích rất có lợi cho não. Đó là lời khuyên của giáo viên dạy Yoga, Claudia Azula Altucher nổi tiếng tại New York, Mỹ và chuyên gia Mike Xie của tạp chí Bayside Biosciences cũng đồng tình với ý kiến này.

3. Tạo ra một danh sách “tuyệt vời”

Một phần lớn trí thông minh là sự tự tin và hạnh phúc. Vì vậy, cần thúc đẩy hai yếu tố này. Hãy dừng lại việc nghĩ về những điều bạn chưa làm được, mà thay vào đó nên thêm vào danh sách của bạn những điều bạn đã hoàn thành đúng kế hoạch. Điều này, thúc đẩy bạn suy nghĩ tích cực hơn.

4. Tác dụng của trò chơi và câu đố

Các trò chơi và câu đố không chỉ luôn giúp bạn thư giãn, vui vẻ mà đồng thời cũng là yếu tố thúc đẩy trí não tư duy, phát triển. Nên luyện tập trí nhớ hàng ngày bằng điều này.

5. Có những người bạn thông minh

Tiếp xúc với những người thông minh sẽ thôi thúc bạn suy nghĩ nhiều hơn và trí nào phát triển theo hướng tiến bộ. Đồng thời, đây cũng là cơ hội để bạn trau dồi, học hỏi thêm kiến thức cho mình.

6. Đọc nhiều

Đây không phải là điều mới mẻ hay ngạc nhiên. Việc đọc tài liệu, đọc sách hàng ngày giúp trí não có nhiều các xử lý cho vấn đề mà bạn gặp phải.

7. Giải thích cho người khác

Albert Einstein đã nói: “Bạn không thể giải thích sự việc một cách đơn giản nếu như bạn không thật sự hiểu nó”. Việc hiểu vấn đề và truyền đạt lại cho người khác cũng là một cách giúp trí não hoạt động linh hoạt.

8. Ngẫu nhiên làm một điều mới lạ

Theo lời từ Farnam Street, sau khi Steve Jobs – người sáng lập hãng Apple nghỉ học, ông đã lang thang tìm kiếm các lớp học về thư pháp. Và từ những gì có được trong thời gian đó, Steve đã áp dụng đầy sáng tạo trên các sản phẩm công nghệ sau này.

Jobs nói: “ Bạn không thể kết nối các sự việc cùng một lúc mà bạn chỉ có kết hợp chúng sau khi có cái nhìn tổng thể hơn. Chắc chắn bằng cách nào đó bạn sẽ kết hợp được chúng trong tương lai”.

9. Tìm hiểu một ngôn ngữ mới

Bạn không nhất thiết phải biết sử dụng trôi chảy hay ra nước nước ngoài để cải thiện ngôn ngữ đang theo đuổi. Bạn có thể tìm hiểu thông qua các trang WEB. Tại đó, bạn vừa có thể làm việc, học tập một cách thoải mái mà vẫn rinh về những phần thưởng tinh thần thú vị.

10. Dành thời gian nghỉ ngơi

Khi bộ nào liên tục làm việc, bạn cũng cần để nó nghỉ ngơi. Sự nghỉ ngơi giúp bộ não nạp thêm năng lượng, sâu chuỗi và lưu lại lâu hơn nhưng gì đã thu thập được trong ngày. Đừng bắt não làm việc quá căng thẳng.
Nguồn: dantri.com.vn
ahduongho | 9/14/2014 | | Nhận xét!
Có ý kiến cho rằng trí thông minh của mỗi người là một số lượng cố định được xây dựng từ khi còn nhỏ và sau đó sẽ không bị thay đổi . Một nghiên cứu trên nhiều đối tượng đã chỉ ra rằng trí thông minh sẽ không thay đổi theo thời gian là sai.

Vậy phải làm thế nào để duy trì và phát triển trí thông minh của mỗi người. Mời tham khảo những cách dưới đây.

1. Thông minh hơn nhờ vào WEB

Hàng ngày, bạn dành rất nhiều thời gian cho việc online. Các trang mạng là nơi cung cấp nguồn kiến thức khổng lồ. Thay vì lên mạng để tham gia vào những vô bổ hãy biết tận dụng thời gian này để làm giàu sự hiểu biết của bạn về thế giới quan.

2. Viết lại những gì đã học

Mỗi ngày, viết khoảng 400 từ để tóm tắt lại những gì bạn đã học được trong ngày là một điều kích thích rất có lợi cho não. Đó là lời khuyên của giáo viên dạy Yoga, Claudia Azula Altucher nổi tiếng tại New York, Mỹ và chuyên gia Mike Xie của tạp chí Bayside Biosciences cũng đồng tình với ý kiến này.

3. Tạo ra một danh sách “tuyệt vời”

Một phần lớn trí thông minh là sự tự tin và hạnh phúc. Vì vậy, cần thúc đẩy hai yếu tố này. Hãy dừng lại việc nghĩ về những điều bạn chưa làm được, mà thay vào đó nên thêm vào danh sách của bạn những điều bạn đã hoàn thành đúng kế hoạch. Điều này, thúc đẩy bạn suy nghĩ tích cực hơn.

4. Tác dụng của trò chơi và câu đố

Các trò chơi và câu đố không chỉ luôn giúp bạn thư giãn, vui vẻ mà đồng thời cũng là yếu tố thúc đẩy trí não tư duy, phát triển. Nên luyện tập trí nhớ hàng ngày bằng điều này.

5. Có những người bạn thông minh

Tiếp xúc với những người thông minh sẽ thôi thúc bạn suy nghĩ nhiều hơn và trí nào phát triển theo hướng tiến bộ. Đồng thời, đây cũng là cơ hội để bạn trau dồi, học hỏi thêm kiến thức cho mình.

6. Đọc nhiều

Đây không phải là điều mới mẻ hay ngạc nhiên. Việc đọc tài liệu, đọc sách hàng ngày giúp trí não có nhiều các xử lý cho vấn đề mà bạn gặp phải.

7. Giải thích cho người khác

Albert Einstein đã nói: “Bạn không thể giải thích sự việc một cách đơn giản nếu như bạn không thật sự hiểu nó”. Việc hiểu vấn đề và truyền đạt lại cho người khác cũng là một cách giúp trí não hoạt động linh hoạt.

8. Ngẫu nhiên làm một điều mới lạ

Theo lời từ Farnam Street, sau khi Steve Jobs – người sáng lập hãng Apple nghỉ học, ông đã lang thang tìm kiếm các lớp học về thư pháp. Và từ những gì có được trong thời gian đó, Steve đã áp dụng đầy sáng tạo trên các sản phẩm công nghệ sau này.

Jobs nói: “ Bạn không thể kết nối các sự việc cùng một lúc mà bạn chỉ có kết hợp chúng sau khi có cái nhìn tổng thể hơn. Chắc chắn bằng cách nào đó bạn sẽ kết hợp được chúng trong tương lai”.

9. Tìm hiểu một ngôn ngữ mới

Bạn không nhất thiết phải biết sử dụng trôi chảy hay ra nước nước ngoài để cải thiện ngôn ngữ đang theo đuổi. Bạn có thể tìm hiểu thông qua các trang WEB. Tại đó, bạn vừa có thể làm việc, học tập một cách thoải mái mà vẫn rinh về những phần thưởng tinh thần thú vị.

10. Dành thời gian nghỉ ngơi

Khi bộ nào liên tục làm việc, bạn cũng cần để nó nghỉ ngơi. Sự nghỉ ngơi giúp bộ não nạp thêm năng lượng, sâu chuỗi và lưu lại lâu hơn nhưng gì đã thu thập được trong ngày. Đừng bắt não làm việc quá căng thẳng.
Nguồn: dantri.com.vn

Cách luyện giọng nói hay, cuốn hút, lấy hơi từ bụng

ahduongho | 9/07/2014 | | Nhận xét!
Bạn đã bao giờ thắc mắc tại sao những chính trị gia nổi tiếng, doanh nhân thành đạt, hay MC…lại có một giọng nói hay như vậy? Bạn đừng lầm tưởng giọng nói hay là do trời phú. Không phải vậy đâu nhé! Chất giọng (trầm, ấm, vang, thánh thót…) là do trời phú nhưng bạn hoàn toàn có thể nói hay bằng cách tự mình luyện tập.

Có nhiều người đã nói: “Khi đánh giá một con người, nhiều khi không cần nghe họ nói điều gì, chỉ cần nghe giọng nói của họ thế nào”. Nói như vậy đủ hiểu về vai trò của giọng nói quan trọng thế nào. Dù bạn không có một chất giọng trời sinh nhưng bạn vẫn có thể tự luyện tập để có một giọng nói hay và gặt hái được thật nhiều thành công trong công việc và cuộc sống.

Một giọng nói được coi là hay cần đạt được các tiêu chuẩn: Rõ ràng– Điều khiển được âm lượng và tốc độ nói – Có ngữ điệu êm ái – Sức truyền cảm.

1. Phát âm rõ ràng:

Để phát âm rõ ràng, ta phải tập đọc mỗi ngày vài mười trang sách, đọc thật kỹ từng chữ đến khi nào ta nhập tâm đến nỗi trong khi nói chuyện bình thuờng ta cũng phát âm kỹ lưỡng từng chữ, là thành công. Nếu khi nói chuyện với mọi người mà còn phát âm vội vã, chưa tròn chữ thì phải luyện tập tiếp.

2. Điều khiển được âm lượng và tốc độ nói:

· Âm lượng khi nói: Nói quá khẽ như người hụt hơi hoặc quá mạnh như quát mắng đều không thích đáng, nên khống chế giọng nói với âm lượng vừa phải, đảm bảo nhả chữ rành rọt khúc chiết trong sáng. Khi luyện tập, nên đứng trước gương cho dễ theo dõi chỉnh sửa ngôn ngữ cơ thể. Nếu muốn hạ thấp giọng thì trước hết phải điều chỉnh tâm trạng cho thật thoải mái, hoặc liên tưởng đến một số làn điệu quen thuộc. Ngoài ra còn phải luyện tập cách nói chuyện tỉ tê thầm thì, trong một đoạn có câu nói to cao giọng, có câu hạ thấp giọng thầm thì như gió thoảng, như vậy sẽ có tác dụng cuốn hút người nghe.
· Tốc độ nói: Người nói nên tránh tiết tấu đều đều suốt từ đầu đến cuối. Phải có lúc nhanh hơn một chút, phải có lúc chậm hơn một chút, thậm chí có lúc ngưng hẳn để mọi người suy nghĩ. Tránh nói quá nhanh hoặc quá chậm. Nói nhanh quá làm cho người nghe phải tiếp nhận một lượng thông tin lớn trong một thời gian ngắn khiến cho não họ không xử lý, phân tích, đón nhận kịp, và khiến họ bị quá tải, nghe vài phút là mệt. Ngược lại, nói quá chậm cũng làm bộ não người nghe không cần phải làm việc nhiều, và cũng sinh buồn ngủ.Ta phải khéo điều chỉnh tốc độ sao cho vừa phải, đừng nhanh, nhưng cũng đừng rề rà quá.

3. Tạo ngữ điệu êm ái:

Ngữ điệu là sự trầm bỗng của các tiếng phối hợp với nhau, phù hợp đến mức nào đó với tình cảm và ý nghĩa cần biểu đạt. Ngữ điệu không đòi hỏi phải lả lướt như điệu nhạc, nhưng cũng rất cần sự êm ái. Một trong những cách để có một ngữ điệu êm ái là tập nói rồi ghi âm và nghe lại giọng nói của mình để tinh ý nhìn ra những độ cao chưa phù hợp. Ngoài ra thì việc thỉnh thoảng cất giọng hát một giai điệu yêu thích nào đó cũng là cách rất hiệu quả để luyện ngữ điệu.

4. Tạo sức truyền cảm:

Sự chân thành xuất phát từ bản thân người nói sẽ dần dần tạo nên âm sắc và tính truyền cảm. Theo Phật giáo, “Tính truyền cảm” trong giọng nói được tạo nên bằng lòng “Từ bi vị tha”. Người có trong tim lòng thương yêu muôn loài tự nhiên giọng nói sẽ truyền cảm. Đây là điều không thể làm khác đi được.Ai không có lòng từ mà chỉ muốn tập luyện để có âm sắc hay tự nhiên là điều không thể được.Khi có lòng từ ái vị tha, mặc dù chưa thể làm điều gì lợi ích cho mọi người, ta vẫn giữ gìn cẩn thận từng lời nói, cử chỉ để không làm người khác buồn. Khi tiếp xúc với ai, ta chỉ muốn người đó được vui vẻ hài lòng thoải mái. Hãy để ý so sánh, có những người sẵn sàng buông ra một câu làm đau lòng người khác, và một người ý tứ chỉ muốn nói những câu làm đẹp lòng người, rất chân thành. Tấm lòng chân thành muốn cho mọi người vui là nguyên nhân khiến cho ta có giọng nói truyền cảm. Chính vì vậy, người ta thường nói giọng nói biểu thị nội tâm.

5. Nguyên tắc vàng: Nói giọng bụng:

Liệu bạn có biết rằng hầu như tất cả những người thành đạt, giàu có, những chính trị gia đều có âm phát ra từ trong bụng? Nói giọng bụng tức là lấy hơi thở từ cơ bụng. Người nói giọng bụng thì tiếng trầm và sâu lắng. Nhưng làm thế nào để có thể tập luyện được phương pháp nói giọng bụng?

Bước 1: Tập lấy hơi từ bụng.

Trước tiên đặt 2 tay lên ngực và bụng để xem cách hít thở sâu bình thường như thế nào. Thông thường khi hít vào thì ngực căng ra nhưng bụng lại hơi co lại, khi thở ra thì ngực xẹp xuống và bụng lại hơi phình ra.

Sau đó chủ động dùng ý chí để điều khiển hơi thở, khi hít vào thì cùng lúc cố dồn khí xuống vùng bụng (cái này trong chưởng nó gọi là "vận khí vào đan điền"

Lúc đó khi hít sâu, ngực hơi căng 1 chút, còn bụng căng nhiều hơn, khi thở ra thì bụng xẹp xuống và ngực cũng xẹp xuống 1 chút.

Bạn luyện lấy hơi bằng bụng trong khoảng 30 ngày sẽ quen.

Bước 2: Luyện mở vòm cộng minh (khoang miệng)

Khi phát âm, bạn cố gắng mở to vòm miệng để hơi từ bụng cộng hưởng bên trong khoang miệng, tạo nên tiếng vang. Sử dụng vòm cộng minh sẽ giúp cho bạn không phải cố gắng lên giọng bằng dây thanh quản, đỡ bị khản tiếng.

Khi luyện cách sử dụng vòm cộng minh, cố gắng phát âm to và tròn chữ, chậm và vang.
Sau đó thay đổi cao độ, phát âm từ các âm trầm tới âm bổng.

Thời gian đầu chưa dùng quen, bạn kiểu gì cũng dùng nhầm bằng cách phát âm dựa chủ yếu vào cổ họng và dây thanh quản, dẫn tới khản tiếng. Khản tiếng tức là cổ họng và dây thanh quản của bạn đang bị tổn thương nhẹ, lúc đó tránh cố quá sức, sẽ ảnh hưởng tới chất giọng sau này.

Tuy nhiên sau đó, khi phải phát âm to, cơ thể sẽ tự lựa, thêm vào đó là sự điều khiển cho chủ ý từ não, để sử dụng vòm cộng minh một cách hiệu quả.

Bạn tập lấy hơi từ bụng và sử dụng vòm cộng minh là đã cải thiện được giọng nói rất nhiều. Còn mấy bài tập nâng cao hơn nữa, thiết nghĩ nó cần cho những dân chuyên nghiệp, đưa vào đây khéo bạn tẩu hỏa nhập ma

Tóm lại, người có giọng nói hay sẽ tự tạo hấp dẫn cho bản thân mình, khiến cho người nghe chú ý, yêu mến và thích được nghe mãi.Trong giao tiếp hàng ngày cũng như trong công việc, giọng nói hay sẽ mang lại nhiều cơ hội và thành công cho người sở hữu nó. Và bạn hoàn toàn có thể sở hữu một giọng nói hay nếu dành thời gian cố gắng rèn luyện.

Chúc bạn thành công!
--Sưu tầm--
ahduongho | 9/07/2014 | | Nhận xét!
Bạn đã bao giờ thắc mắc tại sao những chính trị gia nổi tiếng, doanh nhân thành đạt, hay MC…lại có một giọng nói hay như vậy? Bạn đừng lầm tưởng giọng nói hay là do trời phú. Không phải vậy đâu nhé! Chất giọng (trầm, ấm, vang, thánh thót…) là do trời phú nhưng bạn hoàn toàn có thể nói hay bằng cách tự mình luyện tập.

Có nhiều người đã nói: “Khi đánh giá một con người, nhiều khi không cần nghe họ nói điều gì, chỉ cần nghe giọng nói của họ thế nào”. Nói như vậy đủ hiểu về vai trò của giọng nói quan trọng thế nào. Dù bạn không có một chất giọng trời sinh nhưng bạn vẫn có thể tự luyện tập để có một giọng nói hay và gặt hái được thật nhiều thành công trong công việc và cuộc sống.

Một giọng nói được coi là hay cần đạt được các tiêu chuẩn: Rõ ràng– Điều khiển được âm lượng và tốc độ nói – Có ngữ điệu êm ái – Sức truyền cảm.

1. Phát âm rõ ràng:

Để phát âm rõ ràng, ta phải tập đọc mỗi ngày vài mười trang sách, đọc thật kỹ từng chữ đến khi nào ta nhập tâm đến nỗi trong khi nói chuyện bình thuờng ta cũng phát âm kỹ lưỡng từng chữ, là thành công. Nếu khi nói chuyện với mọi người mà còn phát âm vội vã, chưa tròn chữ thì phải luyện tập tiếp.

2. Điều khiển được âm lượng và tốc độ nói:

· Âm lượng khi nói: Nói quá khẽ như người hụt hơi hoặc quá mạnh như quát mắng đều không thích đáng, nên khống chế giọng nói với âm lượng vừa phải, đảm bảo nhả chữ rành rọt khúc chiết trong sáng. Khi luyện tập, nên đứng trước gương cho dễ theo dõi chỉnh sửa ngôn ngữ cơ thể. Nếu muốn hạ thấp giọng thì trước hết phải điều chỉnh tâm trạng cho thật thoải mái, hoặc liên tưởng đến một số làn điệu quen thuộc. Ngoài ra còn phải luyện tập cách nói chuyện tỉ tê thầm thì, trong một đoạn có câu nói to cao giọng, có câu hạ thấp giọng thầm thì như gió thoảng, như vậy sẽ có tác dụng cuốn hút người nghe.
· Tốc độ nói: Người nói nên tránh tiết tấu đều đều suốt từ đầu đến cuối. Phải có lúc nhanh hơn một chút, phải có lúc chậm hơn một chút, thậm chí có lúc ngưng hẳn để mọi người suy nghĩ. Tránh nói quá nhanh hoặc quá chậm. Nói nhanh quá làm cho người nghe phải tiếp nhận một lượng thông tin lớn trong một thời gian ngắn khiến cho não họ không xử lý, phân tích, đón nhận kịp, và khiến họ bị quá tải, nghe vài phút là mệt. Ngược lại, nói quá chậm cũng làm bộ não người nghe không cần phải làm việc nhiều, và cũng sinh buồn ngủ.Ta phải khéo điều chỉnh tốc độ sao cho vừa phải, đừng nhanh, nhưng cũng đừng rề rà quá.

3. Tạo ngữ điệu êm ái:

Ngữ điệu là sự trầm bỗng của các tiếng phối hợp với nhau, phù hợp đến mức nào đó với tình cảm và ý nghĩa cần biểu đạt. Ngữ điệu không đòi hỏi phải lả lướt như điệu nhạc, nhưng cũng rất cần sự êm ái. Một trong những cách để có một ngữ điệu êm ái là tập nói rồi ghi âm và nghe lại giọng nói của mình để tinh ý nhìn ra những độ cao chưa phù hợp. Ngoài ra thì việc thỉnh thoảng cất giọng hát một giai điệu yêu thích nào đó cũng là cách rất hiệu quả để luyện ngữ điệu.

4. Tạo sức truyền cảm:

Sự chân thành xuất phát từ bản thân người nói sẽ dần dần tạo nên âm sắc và tính truyền cảm. Theo Phật giáo, “Tính truyền cảm” trong giọng nói được tạo nên bằng lòng “Từ bi vị tha”. Người có trong tim lòng thương yêu muôn loài tự nhiên giọng nói sẽ truyền cảm. Đây là điều không thể làm khác đi được.Ai không có lòng từ mà chỉ muốn tập luyện để có âm sắc hay tự nhiên là điều không thể được.Khi có lòng từ ái vị tha, mặc dù chưa thể làm điều gì lợi ích cho mọi người, ta vẫn giữ gìn cẩn thận từng lời nói, cử chỉ để không làm người khác buồn. Khi tiếp xúc với ai, ta chỉ muốn người đó được vui vẻ hài lòng thoải mái. Hãy để ý so sánh, có những người sẵn sàng buông ra một câu làm đau lòng người khác, và một người ý tứ chỉ muốn nói những câu làm đẹp lòng người, rất chân thành. Tấm lòng chân thành muốn cho mọi người vui là nguyên nhân khiến cho ta có giọng nói truyền cảm. Chính vì vậy, người ta thường nói giọng nói biểu thị nội tâm.

5. Nguyên tắc vàng: Nói giọng bụng:

Liệu bạn có biết rằng hầu như tất cả những người thành đạt, giàu có, những chính trị gia đều có âm phát ra từ trong bụng? Nói giọng bụng tức là lấy hơi thở từ cơ bụng. Người nói giọng bụng thì tiếng trầm và sâu lắng. Nhưng làm thế nào để có thể tập luyện được phương pháp nói giọng bụng?

Bước 1: Tập lấy hơi từ bụng.

Trước tiên đặt 2 tay lên ngực và bụng để xem cách hít thở sâu bình thường như thế nào. Thông thường khi hít vào thì ngực căng ra nhưng bụng lại hơi co lại, khi thở ra thì ngực xẹp xuống và bụng lại hơi phình ra.

Sau đó chủ động dùng ý chí để điều khiển hơi thở, khi hít vào thì cùng lúc cố dồn khí xuống vùng bụng (cái này trong chưởng nó gọi là "vận khí vào đan điền"

Lúc đó khi hít sâu, ngực hơi căng 1 chút, còn bụng căng nhiều hơn, khi thở ra thì bụng xẹp xuống và ngực cũng xẹp xuống 1 chút.

Bạn luyện lấy hơi bằng bụng trong khoảng 30 ngày sẽ quen.

Bước 2: Luyện mở vòm cộng minh (khoang miệng)

Khi phát âm, bạn cố gắng mở to vòm miệng để hơi từ bụng cộng hưởng bên trong khoang miệng, tạo nên tiếng vang. Sử dụng vòm cộng minh sẽ giúp cho bạn không phải cố gắng lên giọng bằng dây thanh quản, đỡ bị khản tiếng.

Khi luyện cách sử dụng vòm cộng minh, cố gắng phát âm to và tròn chữ, chậm và vang.
Sau đó thay đổi cao độ, phát âm từ các âm trầm tới âm bổng.

Thời gian đầu chưa dùng quen, bạn kiểu gì cũng dùng nhầm bằng cách phát âm dựa chủ yếu vào cổ họng và dây thanh quản, dẫn tới khản tiếng. Khản tiếng tức là cổ họng và dây thanh quản của bạn đang bị tổn thương nhẹ, lúc đó tránh cố quá sức, sẽ ảnh hưởng tới chất giọng sau này.

Tuy nhiên sau đó, khi phải phát âm to, cơ thể sẽ tự lựa, thêm vào đó là sự điều khiển cho chủ ý từ não, để sử dụng vòm cộng minh một cách hiệu quả.

Bạn tập lấy hơi từ bụng và sử dụng vòm cộng minh là đã cải thiện được giọng nói rất nhiều. Còn mấy bài tập nâng cao hơn nữa, thiết nghĩ nó cần cho những dân chuyên nghiệp, đưa vào đây khéo bạn tẩu hỏa nhập ma

Tóm lại, người có giọng nói hay sẽ tự tạo hấp dẫn cho bản thân mình, khiến cho người nghe chú ý, yêu mến và thích được nghe mãi.Trong giao tiếp hàng ngày cũng như trong công việc, giọng nói hay sẽ mang lại nhiều cơ hội và thành công cho người sở hữu nó. Và bạn hoàn toàn có thể sở hữu một giọng nói hay nếu dành thời gian cố gắng rèn luyện.

Chúc bạn thành công!
--Sưu tầm--