HOME »» Phần mềm
Bạn đang xem chuyên mục: Phần mềm

Tối ưu hóa hiệu suất làm việc của Windows 7, 8, 8.1, Windows 10

ahduongho | 1/21/2016 | | Nhận xét!

Hiệu suất làm việc là thứ không sờ thấy được nhưng lại là thứ có thể cảm nhận được và đáng mong muốn nhất khi nói đến các máy tính, việc tinh chỉnh để có được hiệu suất mong muốn được xem như là một điều gì đó rất cần thiết và không thể nào không làm nếu muốn công việc của bạn hiệu quả hơn.

Mục đích chính của bài viết này tôi sẽ hướng dẫn các bạn "tự tay" có thể làm cho hệ điều hành của mình hoạt động ổn định và hiệu quả hơn với thời gian đáp ứng hệ thống nhanh hơn, thời gian khởi động và tắt máy tính ngắn hơn, các ứng dụng tương tác nhanh hơn, các game chạy nhanh hơn...

Bài viết này tôi có thao khảo ở một số nguồn trên Iternet cũng như tự mình tìm ra và đã làm trực tiếp trên chiếc máy tính của mình nên các bạn cứ yên tâm làm theo.

Ở bài viết này không đề cập nhiều đến vấn đề virut hay sâu nên nếu máy tính của bạn gặp vấn đề này thì tốt nhất nên cài một phần mềm diệt virut và thực hiện việc quét virut trước.


NỘI DUNG

1. Xóa 3 lệnh đồ họa Intel khỏi menu chuột phải

Trên menu chuột phải của Windows có các lệnh đồ họa Intel, tuy nhiên chúng ta ít và thậm chí không bao dùng tới 3 lệnh này và chúng làm dài menu chuột phải. Nếu chẳng bao giờ sử dụng tới ba lệnh này thì có thể loại bỏ chúng bằng cách như sau:
  • Nhấn tổ hợp phím Windows + R
  • Trong menu Run, gõ "Regedit" ⇒ OK
  • Tìm đến đường dẫn sau:
"HKEY_CLASSES_ROOT\Directory\Background\shellex\ContextMenuHandlers"
  • Bấm phải chuột vào khóa "igfxcui" và chọn "Delete" ⇒ Yes để xóa đi
  • Close "Registry Editor".
Chú ý: Cũng tại nhánh này, bạn có thể xóa đi những lệnh không dùng đến trên menu chuột phải của desktop.
← Trở lại phụ lục

2. Xóa 6 Thư Mục Mặc Định Trong My Computer Trên Windows 8, 8.1...

Trong Windows 8.1, 6 thư mục "My Documents", "My Pictures", "My Music", "Desktop", "Dowload" và "My Videos" được hiển thị mặc định trong cửa sổ Computer. Nếu bạn thấy chướng và muốn xóa bỏ chúng, bạn có thể làm như sau:
  • Nhấn tổ hợp phím Windows + R
  • Trong menu Run, gõ "Regedit" ⇒ OK
  • Tìm đến đường dẫn sau:
"KEY_LOCAL_MACHINE/SOFTWARE/Microsoft/Windows/CurrentVersion/Explorer/MyComputer/NameSpace"
  • Xóa lần lượt 6 registry trong thư mục "NameSpace"
  • Close "Registry Editor".
← Trở lại phụ lục

3. Gỡ bỏ các ứng dụng tự khởi động không cần thiết

Một vài ứng dụng tự động khởi động cùng Windows, khiến cho thời gian khởi động của hệ thống bị lâu hơn cũng như tài nguyên bị chiếm dụng nhiều hơn một cách lãng phí. Để gỡ bỏ bớt các ứng dụng tự khởi động cùng hệ thống. Các bước thực hiện:
  • Nhấn tổ hợp phím Windows + R
  • Trong menu Run, gõ "msconfig" ⇒ OK
  • Tại cửa sổ "System Configuration" hiện ra, chọn tab "Startup", đánh dấu bỏ tùy chọn đối với các phần mềm không cần thiết. Chú ý: nếu là Windows 8.1 thì các bạn chọn mục "Open task manager" chọn tab "Startup" ⇒ chuột phải vào phần mềm cần tắt và chọn "Disable"
  • OK.
← Trở lại phụ lục

4. Tắt bỏ một số tính năng ảo hóa của máy tính

Các bước thực hiện:
  • Nhấn tổ hợp phím Windows + R
  • Trong menu Run, gõ "SystemPropertiesPerformance" ⇒ OK
  • Trong cửa sổ "Performance Options" hiện ra ta bỏ check ở các mục sau:
    • Animate controls and elements inside windows.
    • Animate windows when minimizing and maximizing.
    • Animations in the taskbar.
    • Fade or slide menus into view.
    • Fade or slide ToolTips into view.
    • Fade out menu items after clicking.
    • Save taskbar thumbnail previews.
    • Show shadows under mouse pointer.
    • Show shadows under windows.
    • Show translucent selection rectangle.
    • Show Window contents while dragging.
    • Slide open combo boxes.
  • Apply ⇒ OK.
← Trở lại phụ lục

5. Tối ưu trong Folder Option

Các bước thực hiện:
  • Vào "My computer" chọn "View", chọn tiếp "Option"
  • Ở cửa sổ "Folder option" mở ra
  • Chọn tab "General" chọn "Restore Defaults"
  • Chọn tab "Search" chọn "Restore Defaults"
  • Chọn tab "View" chọn "Restore Defaults" và bỏ check ở các mục sau:
    • Display file size information in folder tips: hiển thị thông tin dung lượng của tập tin chứa bên trong thư mục khi chúng ta di chuyển con trỏ vào thư mục.
    • Hide empty drives: ẩn các ổ đĩa trống trên máy tính.
    • Show encrypted or compressed NTFS file in color: hiển thị màu với các tâp tin NTFS đã được mã hóa hoặc nén.
    • Show pop-up description for folder and desktop items: khi ta di chuyển trỏ chuột vào thư mục hoặc tập tin bất kỳ, thì sẽ hiển thị các thông tin như loại tệp tin, ngày, giờ sửa đổi của thư mục, tập tin.
← Trở lại phụ lục

6. Tắt các dịch vụ không cần thiết (services)

Windows mặc định chứa chấp hàng tá các dịch vụ (services), mỗi dịch vụ đang hoạt động sẽ chiếm một lượng tài nguyên hệ thống nhất định. Tùy theo nhu cầu mỗi người mà một dịch vụ sẽ cần thiết hay không cần thiết. Bài viết sau sẽ giúp các bạn tự tối ưu hóa máy tính của mình bằng cách tinh chỉnh (cụ thể là bật và tắt) các dịch vụ đó.

Trước tiên, để xem danh sách các dịch vụ của Windows các bạn làm như sau:
  • Nhấn tổ hợp phím Windows + R
  • Trong menu Run, gõ "services.msc" ⇒ OK
  • Dưới đây là trạng thái dịch vụ mà ta quan tâm
    • Automatic: Ở chế độ này, dịch vụ sẽ khởi chạy ngay trong thời gian khởi động máy. Tuy nhiên dịch vụ vẫn có thể tự tắt đi nếu cần thiết.
    • Automatic (Delayed Start): Tương tự như chế độ trên nhưng chỉ khởi động sau thời gian khởi động máy.
    • Manual: Chế độ này cho phép Windows khởi chạy dịch vụ khi cần thiết. Tuy nhiên, thực sự có rất ít các dịch vụ tự khởi chạy nếu được đặt Manual.
    • Disabled: Một dịch vụ bị "cấm" khởi động.
    • Started: Một dịch vụ đang khởi chạy… và ngược lại: Not Started.
  • Sau đây sẽ là bảng tinh chỉnh, được tham khảo từ blackviper.com và một số trang về tối ưu cho máy tính Windows.
    • Application Experience: xử lý về vấn đề tương thích phiên của ứng dụng khi cài đặt vào hệ thống.
    • Diagnostic Policy Service: theo dõi, chẩn đoán các dịch vụ trên hệ thống.
    • Distributed Link Tracking Client: dịch vụ theo dõi khách hàng trong việc thay đổi tên, di chuyển các tập tin liên kết trên hệ thống mạng có định dạng NTFS.
    • IP Helper: cung cấp các dịch vụ về Ipv6.
    • Offline Files: tính năng truy cập các file của mình trên mạng kể cả không online.
    • Print Spooler: nếu chúng ta tắt chức năng này sẽ không in được tài liệu ở máy in.
    • Program Compatibility Assistant Service: hỗ trợ phát hiện sự tương thích của các chương trình, ứng dụng phiên bản cũ khi được cài đặt vào máy tính.
    • Portable Device Enumerator Service: quản lý, chơi hoặc đồng bộ dữ liệu với các thiết bị lưu trữ di động.
    • Secondary Logon: chỉ sử dụng chức năng này khi máy tính cần nhiều User khác nhau.
    • Security Center: dịch vụ trung tâm quản lý và thông báo các thiết lập tường lửa, chương trình Virus, bảo mật internet, kiểm soát việc cài đặt tài khoản sử dụng,…
    • Server: hỗ trợ việc chia sẻ máy in, chia sẻ dữ liệu trong mạng.
    • TCP/IP NetBIOS Helper: hỗ trợ NetBIOS thông qua TCP/IP trong việc chia sẻ máy in, chia sẻ dữ liệu,…
    • Windows Error Reporting Service: dịch vụ thông báo các vấn đề khi có sự cố chương trình không làm việc hoặc không phản hồi.
    • Windows Image Acquisition: cung cấp dịch vụ làm việc với máy Scanner, máy ảnh.
    • Windows Search: cung cấp các dịch vụ về tìm kiếm tệp tin, e-mail,… cho máy tính.
  • Chúng ta click đúp vào các thành phần trên, ở mục Starup type chọn Manual. Sau đó chọn Apply và OK.
← Trở lại phụ lục

7. Tắt Pagefile.

Pagefile là một chức năng tăng tốc hệ thống bằng cách sử dụng một phần của ổ cứng để hỗ trợ cho RAM, điều này chỉ có tác dụng đối với hệ thống có lượng RAM nhỏ hơn 4GB, đối với hệ thống có từ 4GB RAM trở lên thì chức năng này không thực sự cần thiết, việc tắt Pagefile không trực tiếp làm tăng hiệu năng của ổ cứng SSD nhưng có thể giúp bạn tiết kiệm được 3.5 đến 4GB dung lượng, từ đó cũng làm tăng tốc độ cho ổ cứng SSD.

Các bước thực hiện:
  • Trong My Computer, click chuột phải chọn Properties;
  • Chọn "Advanced System Settings";
  • Trong tab Advanced, chọn Settings trong mục Perfomance;
  • Chuyển qua tab Advanced, chọn Change;
  • Bỏ chọn mục Automatically Manage Page File Size For All Drives;
  • Ở bên dưới chọn mục No Paging file, nhấn Set sau đó restart.
← Trở lại phụ lục

8. Vô hiệu hóa "Prefetch" và "Superfetch"

Hai chức năng "này của Windows thực hiện việc "dự đoán" những dữ liệu mà bạn có thể cần dùng đến và tải trước vào bộ nhớ nhằm giúp tăng tốc khi bạn cần đến nó, và đồng nghĩa máy tính của bạn sẽ khởi động lâu hơn, mặt khác lại là một "kẻ ngốn ram" đối với một hệ thống có lượng RAM không lớn.
Các bước thực hiện:
  • Nhấn tổ hợp phím Windowz + R
  • Trong menu "Run", gõ "regedit" ⇒ Ok
  • Tìm đến đường dẫn sau:
"HKEY_LOCAL_MACHINE\SYSTEM\CurrentControlSet\Control\SessionManager\Memory Management\PrefetchParameters"
  • Chỉnh sửa giá trị của dòng "EnablePrefetcher" và "EnableSuperfetch" về 0
  • Ok ⇒ Restart.
← Trở lại phụ lục

9. Vô hiệu hóa Windows Search và Superfetch.

Về bản chất, Windows Search là 1 dịch vụ của Windows có chức năng gán, chỉ định dữ liệu cho tính năng tìm kiếm, và với tiến trình này, Windows có thể tìm kiếm được bất cứ file hoặc tên ứng dụng nào có trong Start Menu, Windows Explorer và thậm chí cả trong Libraries, và nếu không thực sự cần đến tính năng Search của Windows, tôi khuyên bạn nên tắt chức năng này để tiết kiệm tài nguyên hệ thống.

Các bước thực hiện:
  • Nhấn tổ hợp phím Windowz + R
  • Trong menu "Run", gõ "services.msc" ⇒ Ok
  • Scroll xuống Superfetch, click chuột phải và chọn Properties
  • Trong thanh menu trổ xuống, chọn "Disabled" và "stop" ⇒ OK
  • Tiếp tục kéo xuống tìm Windows Search, click chuột phải chọn Properties chọn "Disabled" và "stop" ⇒ OK
← Trở lại phụ lục

10. Kích hoạt "Fast boot" thông qua "MSConfig"

Việc này sẽ tắt giao diện boot screen của Windows nhằm làm giảm thời gian khởi động máy khoảng 2 - 3s, nếu bạn thực sự thích thú với màn hình boot screen thì không cần thực hiện bước này.
Các bước thực hiện:
  • Nhấn tổ hợp phím Windowz + R
  • Trong menu "Run", gõ "msconfig"
  • Chuyển qua tab "Boot", đánh dấu tích ở dòng "No GUI Boot"
  • Đặt thời giàn "time out" là 0
  • Apply
← Trở lại phụ lục

11. Tắt màn hình Mutil - Boot

Bước này sẽ tắt màn hình trên giúp giảm thời gian khởi động chút ít, nếu bạn đang sử dụng nhiều hơn 1 hệ điều hành trên 1 ổ cứng thì không nên thực hiện bước này.

Các bước thực hiện:
  • Trong "My Computer", click chuột phải chọn "Properties"
  • Chọn "Advanced System Settings’
  • Trong tab "Advanced", ở mục "Startup and Recovery" chọn "Setting"
  • Bỏ check dòng "Time to display list of operating system" và "Time to Display Recovery options when needed"
  • OK.
← Trở lại phụ lục

12. Vô hiệu hóa Recycle Bin

Bước này sẽ kích hoạt chế độ xóa hoàn toàn ngay lập tức kể cả với những file nhỏ, hữu ích cho ai cảm thấy phiền toái khi cứ phải nhấn tổ hợp Shift+Del hoặc dọn thùng rác liên tục , tuy nhiên không khuyến cáo nếu bạn thường xuyên "tình cờ" xóa nhầm những file không cần xóa, tôi khuyên bạn chỉ nên áp dụng với ổ C.
Các bước thực hiện:
  • Click chuột phải vào "Recycle Bin" chọn "properties"
  • Chọn ổ đĩa muốn áp dụng
  • Chọn "Don’t move files to the Recycle Bin. Remove files immediately when deleted"
  • Apply ⇒ OK
← Trở lại phụ lục

13. Giảm thời gian Shutdown.

Khi bạn Shutdown máy, nếu vẫn còn một vài phần mềm đang hoạt động và chưa được lưu lại như Word, Excel, Photoshop... Windows sẽ xuất hiện màn hình thông báo và bạn có thể Cancel tiến trình Shutdown nếu chợt nhớ ra còn công việc nào đó chưa lưu lại, tuy nhiên đôi khi chẳng còn công việc nào cần lưu nữa mà Windows vẫn xuất hiện thông báo trên và buộc chúng ta bấm Force Close hoặc chờ 12s mới tự động Force Close, điều này thật là phiền toái, để giảm thời gian này.

Các bước thực hiện các bước như sau:
  • Nhấn tổ hợp phím Windows + R
  • Trong menu Run, gõ "Regedit" ⇒ Ok
  • Truy cập theo đường dẫn sau:
"HKEY_LOCAL_MACHINE\SYSTEM\CurrentControlSet\Control"
  • Tìm đến dòng cuối cùng "WaitToKillServiceTimeout"
  • Sửa giá trị từ 12000 thành 1000 hoặc cao hơn tùy bạn (đơn vị mili giây), sau đó Restart.
← Trở lại phụ lục

14. Vô hiệu hóa "clearpagefileatshutdown" và "largesystemcache".

"ClearPageFileAtShutDown" là chức năng tự động xóa Pagefile trước khi tắt máy nhằm loại bỏ những thông tin cá nhân còn lưu giữ trong đó, tuy nhiên nếu đã thực hiện tắt Pagefile từ trước rồi thì chức năng này không còn cần thiết nữa.
Các bước thực hiện:
  • Nhấn tổ hợp phím Windows + R
  • Trong menu Run, gõ "Regedit" ⇒ Ok
  • Truy cập theo đường dẫn:
"HKEY_LOCAL_MACHINE\SYSTEM\CurrentControlSet\Control\SessionManager\MemoryManage ment"
  • Tìm 2 dòng "ClearPageFileAtShutdown" và "LargeSystemCache".
  • Sửa giá trị của cả 2 từ 1 thành 0 và Restart.

← Trở lại phụ lục

15. Chuyển đổi nhanh giữa các cửa sổ:

Hủy bỏ hiệu ứng động trong quá trình chuyển đổi qua lại giữa 2 cửa sổ đang mở (thu nhỏ rồi phóng lớn cửa sổ) có thể giúp cho tốc độ Windows 7 được cải thiện.

Các bước thực hiện:
  • Nhấn tổ hợp phím Windows + R
  • Trong menu Run, gõ "SystemPropertiesPerformance" ⇒ OK
  • Tại cửa sổ hiện ra, nhấn vào tab "Visual Effects"
  • Đánh dấu bỏ tùy chọn "Animate windows when minimizing and maximizing"
  • Apply ⇒ OK.
← Trở lại phụ lục

16. Tăng tốc độ khởi động của Windows

Mặc định, Windows chỉ sử dụng 1 nhân của CPU để khởi động, do vậy, tăng số nhân sử dụng sẽ giúp giảm thời gian khởi động của hệ thống (đối với các CPU đa nhân).
Các bước thực hiện:
  • Nhấn tổ hợp phím Windows + R
  • Trong menu Run, gõ "msconfig" ⇒ OK
  • Tại cửa sổ "System Configuration" hiện ra, chọn tab "Boot" và nhấn vào nút "Advanced Options"
  • Trong của sổ "BOOT Advanced option" đánh dấu vào mục "Number of processors" và chọn số nhân của CPU mà máy tính đang sử dụng (thường là 2, 4 hoặc 8… nhân).
  • Apply ⇒ OK ⇒ Restart.
← Trở lại phụ lục

17. Tắt các âm thanh của hệ thống

Các âm thanh báo hiệu của hệ thống như âm thanh khởi động, "shutdown"… không thực sự cần thiết. Do vậy, tắt đi các loại âm thanh này có thể khiến thu hồi được ít nhiều tài nguyên.

Các bước thực hiện:
  • Nhấn tổ hợp phím Windows + R
  • Trong menu Run, gõ "mmsys.cpl" ⇒ OK
  • Tại cửa sổ "Sound" hiện ra, bạn chọn tab "Sounds" và chọn "No Sounds" ở mục "Sound Scheme"
  • Apply ⇒ OK.
← Trở lại phụ lục

18. Chống phân mảnh ổ cứng và bỏ chế độ tự động chống phân mảnh ổ cứng

Chống phân mảnh là một biện pháp khá hữu hiệu để cải thiện tốc độ xử lý của ổ đĩa cứng. Và Windows có kèm theo một công cụ giúp bạn chống phân mảnh có tên là "Disk Defragmenter".
Các bước truy cập vào "Disk Defragmenter":
  • Vào "My computer" chuột phải vào ổ đĩa bất kỳ chọn "Properties"
  • Cửa sổ "Properties" mở ra, ở tab "Tool" chọn mục "Optimise"
  • Cửa sổ "Optimise Drive" mở ra các bạn chọn tiếp "Optimise" đối với ổ đĩa bạn cần chống phân mảnh và chờ nó chống phân mảnh xong cho các ổ đĩa
  • Khi đã chống phân mảnh xong, vẫn ở cửa sổ "Optimise Drive" các bạn chọn mục "Chance Setting" ⇒ bỏ check ở mục "Run on a schedule" ⇒ OK để bỏ chế độ chống phân mảnh tự động (điều này rất quan trong, các bạn nên làm thế)
Sau khi đã thực hiện được các bước trên. Các bạn hãy tiến hành khởi động lại máy tính Window và đón nhận thành quả. Chắc chắn Window 7 của bạn đã "trơn tru" và "mướt" hơn rất nhiều rồi đấy.
← Trở lại phụ lục

19. Quét dọn ổ đĩa

Một công cụ được tích hợp sẵn trên hệ điều hành Windows, việc quyét dọn ổ đĩa giúp bạn xóa đi được những thư mục không cần thiết, giải phóng bộ nhớ cho hệ điều hành của bạn.
Các bạn thực hiện các bước sau:
  • Nhấn tổ hợp phím Windows + R
  • Trong menu Run, gõ "cleanmgr.exe" ⇒ OK
  • Cửa sổ "Disk clean up" hiện ra các bạn chọn ổ đĩa cần dọn dẹp ⇒ OK
  • Ở tab "Disk clean-up" hiện ra các bạn check vào những file cần xóa ⇒ OK ⇒ "Delete Files"
← Trở lại phụ lục

20. Tăng tốc hiển thị "Taskbar Thumbnail Preview"

Taskbar Thumbnail Preview (xem trước ảnh nhỏ cửa sổ trên thanh Taskbar) là một trong những tính năng khá độc đáo của Windows. Tuy nhiên nếu thấy thời gian hiển thị của những ảnh nhỏ này là quá lâu hay quá nhanh thì chúng ta có thể tăng hoặc giảm khoảng thời gian này trong registry.

Các bạn thực hiện các thao tác sau:
  • Nhấn tổ hợp phím Windows + R
  • Trong menu Run, gõ "Regedit" ⇒ Ok
  • Truy cập theo đường dẫn:
  • "HKEY_CURRENT_USER\Software\Microsoft\Windows\CurrentVersion\Explorer\ Advanced"
  • Chuột phải lên "Advanced" chọn "New" chọn "DWORD" rồi nhập giá trị
    "ThumbnailLivePreviewHoverTime"
  • Chuột phải lên "ThumbnailLivePreviewHoverTime" chọn "Modify" chọn "Decimal Base" rồi nhập thời lượng mong muốn (tính theo mili giây)
  • Close "Registry Editor".
← Trở lại phụ lục

21. .......

← Trở lại phụ lục


--ahduongho--
ahduongho | 1/21/2016 | | Nhận xét!

Hiệu suất làm việc là thứ không sờ thấy được nhưng lại là thứ có thể cảm nhận được và đáng mong muốn nhất khi nói đến các máy tính, việc tinh chỉnh để có được hiệu suất mong muốn được xem như là một điều gì đó rất cần thiết và không thể nào không làm nếu muốn công việc của bạn hiệu quả hơn.

Mục đích chính của bài viết này tôi sẽ hướng dẫn các bạn "tự tay" có thể làm cho hệ điều hành của mình hoạt động ổn định và hiệu quả hơn với thời gian đáp ứng hệ thống nhanh hơn, thời gian khởi động và tắt máy tính ngắn hơn, các ứng dụng tương tác nhanh hơn, các game chạy nhanh hơn...

Bài viết này tôi có thao khảo ở một số nguồn trên Iternet cũng như tự mình tìm ra và đã làm trực tiếp trên chiếc máy tính của mình nên các bạn cứ yên tâm làm theo.

Ở bài viết này không đề cập nhiều đến vấn đề virut hay sâu nên nếu máy tính của bạn gặp vấn đề này thì tốt nhất nên cài một phần mềm diệt virut và thực hiện việc quét virut trước.


NỘI DUNG

1. Xóa 3 lệnh đồ họa Intel khỏi menu chuột phải

Trên menu chuột phải của Windows có các lệnh đồ họa Intel, tuy nhiên chúng ta ít và thậm chí không bao dùng tới 3 lệnh này và chúng làm dài menu chuột phải. Nếu chẳng bao giờ sử dụng tới ba lệnh này thì có thể loại bỏ chúng bằng cách như sau:
  • Nhấn tổ hợp phím Windows + R
  • Trong menu Run, gõ "Regedit" ⇒ OK
  • Tìm đến đường dẫn sau:
"HKEY_CLASSES_ROOT\Directory\Background\shellex\ContextMenuHandlers"
  • Bấm phải chuột vào khóa "igfxcui" và chọn "Delete" ⇒ Yes để xóa đi
  • Close "Registry Editor".
Chú ý: Cũng tại nhánh này, bạn có thể xóa đi những lệnh không dùng đến trên menu chuột phải của desktop.
← Trở lại phụ lục

2. Xóa 6 Thư Mục Mặc Định Trong My Computer Trên Windows 8, 8.1...

Trong Windows 8.1, 6 thư mục "My Documents", "My Pictures", "My Music", "Desktop", "Dowload" và "My Videos" được hiển thị mặc định trong cửa sổ Computer. Nếu bạn thấy chướng và muốn xóa bỏ chúng, bạn có thể làm như sau:
  • Nhấn tổ hợp phím Windows + R
  • Trong menu Run, gõ "Regedit" ⇒ OK
  • Tìm đến đường dẫn sau:
"KEY_LOCAL_MACHINE/SOFTWARE/Microsoft/Windows/CurrentVersion/Explorer/MyComputer/NameSpace"
  • Xóa lần lượt 6 registry trong thư mục "NameSpace"
  • Close "Registry Editor".
← Trở lại phụ lục

3. Gỡ bỏ các ứng dụng tự khởi động không cần thiết

Một vài ứng dụng tự động khởi động cùng Windows, khiến cho thời gian khởi động của hệ thống bị lâu hơn cũng như tài nguyên bị chiếm dụng nhiều hơn một cách lãng phí. Để gỡ bỏ bớt các ứng dụng tự khởi động cùng hệ thống. Các bước thực hiện:
  • Nhấn tổ hợp phím Windows + R
  • Trong menu Run, gõ "msconfig" ⇒ OK
  • Tại cửa sổ "System Configuration" hiện ra, chọn tab "Startup", đánh dấu bỏ tùy chọn đối với các phần mềm không cần thiết. Chú ý: nếu là Windows 8.1 thì các bạn chọn mục "Open task manager" chọn tab "Startup" ⇒ chuột phải vào phần mềm cần tắt và chọn "Disable"
  • OK.
← Trở lại phụ lục

4. Tắt bỏ một số tính năng ảo hóa của máy tính

Các bước thực hiện:
  • Nhấn tổ hợp phím Windows + R
  • Trong menu Run, gõ "SystemPropertiesPerformance" ⇒ OK
  • Trong cửa sổ "Performance Options" hiện ra ta bỏ check ở các mục sau:
    • Animate controls and elements inside windows.
    • Animate windows when minimizing and maximizing.
    • Animations in the taskbar.
    • Fade or slide menus into view.
    • Fade or slide ToolTips into view.
    • Fade out menu items after clicking.
    • Save taskbar thumbnail previews.
    • Show shadows under mouse pointer.
    • Show shadows under windows.
    • Show translucent selection rectangle.
    • Show Window contents while dragging.
    • Slide open combo boxes.
  • Apply ⇒ OK.
← Trở lại phụ lục

5. Tối ưu trong Folder Option

Các bước thực hiện:
  • Vào "My computer" chọn "View", chọn tiếp "Option"
  • Ở cửa sổ "Folder option" mở ra
  • Chọn tab "General" chọn "Restore Defaults"
  • Chọn tab "Search" chọn "Restore Defaults"
  • Chọn tab "View" chọn "Restore Defaults" và bỏ check ở các mục sau:
    • Display file size information in folder tips: hiển thị thông tin dung lượng của tập tin chứa bên trong thư mục khi chúng ta di chuyển con trỏ vào thư mục.
    • Hide empty drives: ẩn các ổ đĩa trống trên máy tính.
    • Show encrypted or compressed NTFS file in color: hiển thị màu với các tâp tin NTFS đã được mã hóa hoặc nén.
    • Show pop-up description for folder and desktop items: khi ta di chuyển trỏ chuột vào thư mục hoặc tập tin bất kỳ, thì sẽ hiển thị các thông tin như loại tệp tin, ngày, giờ sửa đổi của thư mục, tập tin.
← Trở lại phụ lục

6. Tắt các dịch vụ không cần thiết (services)

Windows mặc định chứa chấp hàng tá các dịch vụ (services), mỗi dịch vụ đang hoạt động sẽ chiếm một lượng tài nguyên hệ thống nhất định. Tùy theo nhu cầu mỗi người mà một dịch vụ sẽ cần thiết hay không cần thiết. Bài viết sau sẽ giúp các bạn tự tối ưu hóa máy tính của mình bằng cách tinh chỉnh (cụ thể là bật và tắt) các dịch vụ đó.

Trước tiên, để xem danh sách các dịch vụ của Windows các bạn làm như sau:
  • Nhấn tổ hợp phím Windows + R
  • Trong menu Run, gõ "services.msc" ⇒ OK
  • Dưới đây là trạng thái dịch vụ mà ta quan tâm
    • Automatic: Ở chế độ này, dịch vụ sẽ khởi chạy ngay trong thời gian khởi động máy. Tuy nhiên dịch vụ vẫn có thể tự tắt đi nếu cần thiết.
    • Automatic (Delayed Start): Tương tự như chế độ trên nhưng chỉ khởi động sau thời gian khởi động máy.
    • Manual: Chế độ này cho phép Windows khởi chạy dịch vụ khi cần thiết. Tuy nhiên, thực sự có rất ít các dịch vụ tự khởi chạy nếu được đặt Manual.
    • Disabled: Một dịch vụ bị "cấm" khởi động.
    • Started: Một dịch vụ đang khởi chạy… và ngược lại: Not Started.
  • Sau đây sẽ là bảng tinh chỉnh, được tham khảo từ blackviper.com và một số trang về tối ưu cho máy tính Windows.
    • Application Experience: xử lý về vấn đề tương thích phiên của ứng dụng khi cài đặt vào hệ thống.
    • Diagnostic Policy Service: theo dõi, chẩn đoán các dịch vụ trên hệ thống.
    • Distributed Link Tracking Client: dịch vụ theo dõi khách hàng trong việc thay đổi tên, di chuyển các tập tin liên kết trên hệ thống mạng có định dạng NTFS.
    • IP Helper: cung cấp các dịch vụ về Ipv6.
    • Offline Files: tính năng truy cập các file của mình trên mạng kể cả không online.
    • Print Spooler: nếu chúng ta tắt chức năng này sẽ không in được tài liệu ở máy in.
    • Program Compatibility Assistant Service: hỗ trợ phát hiện sự tương thích của các chương trình, ứng dụng phiên bản cũ khi được cài đặt vào máy tính.
    • Portable Device Enumerator Service: quản lý, chơi hoặc đồng bộ dữ liệu với các thiết bị lưu trữ di động.
    • Secondary Logon: chỉ sử dụng chức năng này khi máy tính cần nhiều User khác nhau.
    • Security Center: dịch vụ trung tâm quản lý và thông báo các thiết lập tường lửa, chương trình Virus, bảo mật internet, kiểm soát việc cài đặt tài khoản sử dụng,…
    • Server: hỗ trợ việc chia sẻ máy in, chia sẻ dữ liệu trong mạng.
    • TCP/IP NetBIOS Helper: hỗ trợ NetBIOS thông qua TCP/IP trong việc chia sẻ máy in, chia sẻ dữ liệu,…
    • Windows Error Reporting Service: dịch vụ thông báo các vấn đề khi có sự cố chương trình không làm việc hoặc không phản hồi.
    • Windows Image Acquisition: cung cấp dịch vụ làm việc với máy Scanner, máy ảnh.
    • Windows Search: cung cấp các dịch vụ về tìm kiếm tệp tin, e-mail,… cho máy tính.
  • Chúng ta click đúp vào các thành phần trên, ở mục Starup type chọn Manual. Sau đó chọn Apply và OK.
← Trở lại phụ lục

7. Tắt Pagefile.

Pagefile là một chức năng tăng tốc hệ thống bằng cách sử dụng một phần của ổ cứng để hỗ trợ cho RAM, điều này chỉ có tác dụng đối với hệ thống có lượng RAM nhỏ hơn 4GB, đối với hệ thống có từ 4GB RAM trở lên thì chức năng này không thực sự cần thiết, việc tắt Pagefile không trực tiếp làm tăng hiệu năng của ổ cứng SSD nhưng có thể giúp bạn tiết kiệm được 3.5 đến 4GB dung lượng, từ đó cũng làm tăng tốc độ cho ổ cứng SSD.

Các bước thực hiện:
  • Trong My Computer, click chuột phải chọn Properties;
  • Chọn "Advanced System Settings";
  • Trong tab Advanced, chọn Settings trong mục Perfomance;
  • Chuyển qua tab Advanced, chọn Change;
  • Bỏ chọn mục Automatically Manage Page File Size For All Drives;
  • Ở bên dưới chọn mục No Paging file, nhấn Set sau đó restart.
← Trở lại phụ lục

8. Vô hiệu hóa "Prefetch" và "Superfetch"

Hai chức năng "này của Windows thực hiện việc "dự đoán" những dữ liệu mà bạn có thể cần dùng đến và tải trước vào bộ nhớ nhằm giúp tăng tốc khi bạn cần đến nó, và đồng nghĩa máy tính của bạn sẽ khởi động lâu hơn, mặt khác lại là một "kẻ ngốn ram" đối với một hệ thống có lượng RAM không lớn.
Các bước thực hiện:
  • Nhấn tổ hợp phím Windowz + R
  • Trong menu "Run", gõ "regedit" ⇒ Ok
  • Tìm đến đường dẫn sau:
"HKEY_LOCAL_MACHINE\SYSTEM\CurrentControlSet\Control\SessionManager\Memory Management\PrefetchParameters"
  • Chỉnh sửa giá trị của dòng "EnablePrefetcher" và "EnableSuperfetch" về 0
  • Ok ⇒ Restart.
← Trở lại phụ lục

9. Vô hiệu hóa Windows Search và Superfetch.

Về bản chất, Windows Search là 1 dịch vụ của Windows có chức năng gán, chỉ định dữ liệu cho tính năng tìm kiếm, và với tiến trình này, Windows có thể tìm kiếm được bất cứ file hoặc tên ứng dụng nào có trong Start Menu, Windows Explorer và thậm chí cả trong Libraries, và nếu không thực sự cần đến tính năng Search của Windows, tôi khuyên bạn nên tắt chức năng này để tiết kiệm tài nguyên hệ thống.

Các bước thực hiện:
  • Nhấn tổ hợp phím Windowz + R
  • Trong menu "Run", gõ "services.msc" ⇒ Ok
  • Scroll xuống Superfetch, click chuột phải và chọn Properties
  • Trong thanh menu trổ xuống, chọn "Disabled" và "stop" ⇒ OK
  • Tiếp tục kéo xuống tìm Windows Search, click chuột phải chọn Properties chọn "Disabled" và "stop" ⇒ OK
← Trở lại phụ lục

10. Kích hoạt "Fast boot" thông qua "MSConfig"

Việc này sẽ tắt giao diện boot screen của Windows nhằm làm giảm thời gian khởi động máy khoảng 2 - 3s, nếu bạn thực sự thích thú với màn hình boot screen thì không cần thực hiện bước này.
Các bước thực hiện:
  • Nhấn tổ hợp phím Windowz + R
  • Trong menu "Run", gõ "msconfig"
  • Chuyển qua tab "Boot", đánh dấu tích ở dòng "No GUI Boot"
  • Đặt thời giàn "time out" là 0
  • Apply
← Trở lại phụ lục

11. Tắt màn hình Mutil - Boot

Bước này sẽ tắt màn hình trên giúp giảm thời gian khởi động chút ít, nếu bạn đang sử dụng nhiều hơn 1 hệ điều hành trên 1 ổ cứng thì không nên thực hiện bước này.

Các bước thực hiện:
  • Trong "My Computer", click chuột phải chọn "Properties"
  • Chọn "Advanced System Settings’
  • Trong tab "Advanced", ở mục "Startup and Recovery" chọn "Setting"
  • Bỏ check dòng "Time to display list of operating system" và "Time to Display Recovery options when needed"
  • OK.
← Trở lại phụ lục

12. Vô hiệu hóa Recycle Bin

Bước này sẽ kích hoạt chế độ xóa hoàn toàn ngay lập tức kể cả với những file nhỏ, hữu ích cho ai cảm thấy phiền toái khi cứ phải nhấn tổ hợp Shift+Del hoặc dọn thùng rác liên tục , tuy nhiên không khuyến cáo nếu bạn thường xuyên "tình cờ" xóa nhầm những file không cần xóa, tôi khuyên bạn chỉ nên áp dụng với ổ C.
Các bước thực hiện:
  • Click chuột phải vào "Recycle Bin" chọn "properties"
  • Chọn ổ đĩa muốn áp dụng
  • Chọn "Don’t move files to the Recycle Bin. Remove files immediately when deleted"
  • Apply ⇒ OK
← Trở lại phụ lục

13. Giảm thời gian Shutdown.

Khi bạn Shutdown máy, nếu vẫn còn một vài phần mềm đang hoạt động và chưa được lưu lại như Word, Excel, Photoshop... Windows sẽ xuất hiện màn hình thông báo và bạn có thể Cancel tiến trình Shutdown nếu chợt nhớ ra còn công việc nào đó chưa lưu lại, tuy nhiên đôi khi chẳng còn công việc nào cần lưu nữa mà Windows vẫn xuất hiện thông báo trên và buộc chúng ta bấm Force Close hoặc chờ 12s mới tự động Force Close, điều này thật là phiền toái, để giảm thời gian này.

Các bước thực hiện các bước như sau:
  • Nhấn tổ hợp phím Windows + R
  • Trong menu Run, gõ "Regedit" ⇒ Ok
  • Truy cập theo đường dẫn sau:
"HKEY_LOCAL_MACHINE\SYSTEM\CurrentControlSet\Control"
  • Tìm đến dòng cuối cùng "WaitToKillServiceTimeout"
  • Sửa giá trị từ 12000 thành 1000 hoặc cao hơn tùy bạn (đơn vị mili giây), sau đó Restart.
← Trở lại phụ lục

14. Vô hiệu hóa "clearpagefileatshutdown" và "largesystemcache".

"ClearPageFileAtShutDown" là chức năng tự động xóa Pagefile trước khi tắt máy nhằm loại bỏ những thông tin cá nhân còn lưu giữ trong đó, tuy nhiên nếu đã thực hiện tắt Pagefile từ trước rồi thì chức năng này không còn cần thiết nữa.
Các bước thực hiện:
  • Nhấn tổ hợp phím Windows + R
  • Trong menu Run, gõ "Regedit" ⇒ Ok
  • Truy cập theo đường dẫn:
"HKEY_LOCAL_MACHINE\SYSTEM\CurrentControlSet\Control\SessionManager\MemoryManage ment"
  • Tìm 2 dòng "ClearPageFileAtShutdown" và "LargeSystemCache".
  • Sửa giá trị của cả 2 từ 1 thành 0 và Restart.

← Trở lại phụ lục

15. Chuyển đổi nhanh giữa các cửa sổ:

Hủy bỏ hiệu ứng động trong quá trình chuyển đổi qua lại giữa 2 cửa sổ đang mở (thu nhỏ rồi phóng lớn cửa sổ) có thể giúp cho tốc độ Windows 7 được cải thiện.

Các bước thực hiện:
  • Nhấn tổ hợp phím Windows + R
  • Trong menu Run, gõ "SystemPropertiesPerformance" ⇒ OK
  • Tại cửa sổ hiện ra, nhấn vào tab "Visual Effects"
  • Đánh dấu bỏ tùy chọn "Animate windows when minimizing and maximizing"
  • Apply ⇒ OK.
← Trở lại phụ lục

16. Tăng tốc độ khởi động của Windows

Mặc định, Windows chỉ sử dụng 1 nhân của CPU để khởi động, do vậy, tăng số nhân sử dụng sẽ giúp giảm thời gian khởi động của hệ thống (đối với các CPU đa nhân).
Các bước thực hiện:
  • Nhấn tổ hợp phím Windows + R
  • Trong menu Run, gõ "msconfig" ⇒ OK
  • Tại cửa sổ "System Configuration" hiện ra, chọn tab "Boot" và nhấn vào nút "Advanced Options"
  • Trong của sổ "BOOT Advanced option" đánh dấu vào mục "Number of processors" và chọn số nhân của CPU mà máy tính đang sử dụng (thường là 2, 4 hoặc 8… nhân).
  • Apply ⇒ OK ⇒ Restart.
← Trở lại phụ lục

17. Tắt các âm thanh của hệ thống

Các âm thanh báo hiệu của hệ thống như âm thanh khởi động, "shutdown"… không thực sự cần thiết. Do vậy, tắt đi các loại âm thanh này có thể khiến thu hồi được ít nhiều tài nguyên.

Các bước thực hiện:
  • Nhấn tổ hợp phím Windows + R
  • Trong menu Run, gõ "mmsys.cpl" ⇒ OK
  • Tại cửa sổ "Sound" hiện ra, bạn chọn tab "Sounds" và chọn "No Sounds" ở mục "Sound Scheme"
  • Apply ⇒ OK.
← Trở lại phụ lục

18. Chống phân mảnh ổ cứng và bỏ chế độ tự động chống phân mảnh ổ cứng

Chống phân mảnh là một biện pháp khá hữu hiệu để cải thiện tốc độ xử lý của ổ đĩa cứng. Và Windows có kèm theo một công cụ giúp bạn chống phân mảnh có tên là "Disk Defragmenter".
Các bước truy cập vào "Disk Defragmenter":
  • Vào "My computer" chuột phải vào ổ đĩa bất kỳ chọn "Properties"
  • Cửa sổ "Properties" mở ra, ở tab "Tool" chọn mục "Optimise"
  • Cửa sổ "Optimise Drive" mở ra các bạn chọn tiếp "Optimise" đối với ổ đĩa bạn cần chống phân mảnh và chờ nó chống phân mảnh xong cho các ổ đĩa
  • Khi đã chống phân mảnh xong, vẫn ở cửa sổ "Optimise Drive" các bạn chọn mục "Chance Setting" ⇒ bỏ check ở mục "Run on a schedule" ⇒ OK để bỏ chế độ chống phân mảnh tự động (điều này rất quan trong, các bạn nên làm thế)
Sau khi đã thực hiện được các bước trên. Các bạn hãy tiến hành khởi động lại máy tính Window và đón nhận thành quả. Chắc chắn Window 7 của bạn đã "trơn tru" và "mướt" hơn rất nhiều rồi đấy.
← Trở lại phụ lục

19. Quét dọn ổ đĩa

Một công cụ được tích hợp sẵn trên hệ điều hành Windows, việc quyét dọn ổ đĩa giúp bạn xóa đi được những thư mục không cần thiết, giải phóng bộ nhớ cho hệ điều hành của bạn.
Các bạn thực hiện các bước sau:
  • Nhấn tổ hợp phím Windows + R
  • Trong menu Run, gõ "cleanmgr.exe" ⇒ OK
  • Cửa sổ "Disk clean up" hiện ra các bạn chọn ổ đĩa cần dọn dẹp ⇒ OK
  • Ở tab "Disk clean-up" hiện ra các bạn check vào những file cần xóa ⇒ OK ⇒ "Delete Files"
← Trở lại phụ lục

20. Tăng tốc hiển thị "Taskbar Thumbnail Preview"

Taskbar Thumbnail Preview (xem trước ảnh nhỏ cửa sổ trên thanh Taskbar) là một trong những tính năng khá độc đáo của Windows. Tuy nhiên nếu thấy thời gian hiển thị của những ảnh nhỏ này là quá lâu hay quá nhanh thì chúng ta có thể tăng hoặc giảm khoảng thời gian này trong registry.

Các bạn thực hiện các thao tác sau:
  • Nhấn tổ hợp phím Windows + R
  • Trong menu Run, gõ "Regedit" ⇒ Ok
  • Truy cập theo đường dẫn:
  • "HKEY_CURRENT_USER\Software\Microsoft\Windows\CurrentVersion\Explorer\ Advanced"
  • Chuột phải lên "Advanced" chọn "New" chọn "DWORD" rồi nhập giá trị
    "ThumbnailLivePreviewHoverTime"
  • Chuột phải lên "ThumbnailLivePreviewHoverTime" chọn "Modify" chọn "Decimal Base" rồi nhập thời lượng mong muốn (tính theo mili giây)
  • Close "Registry Editor".
← Trở lại phụ lục

21. .......

← Trở lại phụ lục


--ahduongho--

Hướng dẫn reset IDM về lại 30 ngày dùng thử

ahduongho | 1/20/2016 | | Nhận xét!
- IDM thì mình không cần phải giới thiệu nữa nhé các bạn!.

- Chúng ta biết IDM lúc mới cài sẽ cho người dùng free 30 ngày (gọi là dùng thử 30 ngày), đặc điểm của 30 ngày này là các bạn được dùng full chức năng vào đảm bảo sạch sẽ nhất và tốt nhất (vì là quảng cáo mà..hehe..) nhưng sau khi hết hạn 30 ngày các bạn phải mua bản quyền (phải mua serial number hoặc ai đó share cho) hoặc phải crack để có thể dùng tiếp...vv..

- Một số cách mà các bạn khác share trên mạng như cố gắng gỡ IDM sau khi hết hạn và quét các khóa registry rồi cài lại IDM mới hoàn toàn nhưng vẫn bị IDM thông báo hết hạn trừ khi các bạn cài mới lại máy hoặc ghost, rồi có bạn đã cố gắng gỡ bằng các soft chuyện dụng như “Revo Uninstall”, “Total Uninstall”,...ở các chế độ advanced..vv...còn để search các khóa registry sót lại thì các bạn quét lại registry bằng các soft dọn rác và sửa registry nổi tiếng như (Ccleaner) rồi cuối cùng khởi động máy cài IDM lại vẫn bị thông báo hết hạn dùng thử. Một số bạn dùng crack nhưng độ tin cậy ở các file crack không cao rồi có bạn dùng file "host" hoặc phần mềm diệt vi rút (hoặc tường lửa Windown) để chặn không cho nhà phát triển block key của các bạn nhưng mình thấy không hiệu quả đối với dân hay "vọc vạch" vì khi mình download IDM với một proxy khác (thường là get link) thì sẽ bị block key ngay (điều này là chắc chắn)...vv..

- Mấu chốt của vấn đề là IDM đã cài vào máy bạn một số khóa registry mà một số phần mềm thông thường không tìm ra được hoặc tìm ra nhưng không có quyền xóa đi những registry này, những khóa registry này ví như “một đồng hồ đếm ngược” và có nghĩa là ta chỉ cần tìm thủ công và xóa thủ công là xong, vậy thì các khóa này ở đâu?. Sau đây mình sẽ đi vào chi tiết hướng dẫn các bạn tìm và xóa.

- Tóm lại là bạn chỉ cần xóa 2 khóa dưới đây (nhưng trước khi xóa bạn hãy nên backup lại nếu có trục trặc gì đấy):

HKEY_CLASSES_ROOT\Wow6432Node\CLSID\{5ED60779-4DE2-4E07-B862-974CA4FF2E9C}
HKEY_CLASSES_ROOT\Wow6432Node\CLSID\{07999AC3-058B-40BF-984F-69EB1E554CA7}

- Đầu tên các bạn thoát hoàn toàn IDM ( chuột phải chọn “Exit” dưới khay hệ thống):


- Tiếp theo các bạn vào “run” gõ “regedit” hoặc bấm tổ hợp phím “Ctrl+R” (không có dấu ngoặc nháy đâu nhé):


- Để backup một key nào đấy ta làm như sau:


- Sau khi lưu bạn sẽ nhận được một file có đuôi mở rộng là ".reg" khi nào cần backup các bạn chỉ cần chạy file này >> OK >> OK.

- Các bạn tìm đến 2 key sau và delete (hoặc tốt nhất là đổi sang một cái tên nào khác):
HKEY_CLASSES_ROOT\Wow6432Node\CLSID\{5ED60779-4DE2-4E07-B862-974CA4FF2E9C}


HKEY_CLASSES_ROOT\Wow6432Node\CLSID\{07999AC3-058B-40BF-984F-69EB1E554CA7}


Chú ý một số bạn gặp trường hợp không xóa được các key trên thì làm theo hướng dẫn sau:



Chọn tiếp “Advanced” ở bảng tiếp theo:


Chọn tiếp:


Tiếp:


Tiếp:


Tiếp:


Tiếp:


Nhập vào “Everyone” chọn “Check Names” và sau đó “OK”:


Tiếp:


Tiếp:


Tiếp:


Được rồi đấy, các bạn làm tương tự với những key không xóa được nhé.
Sau khi xóa 2 key trên các bạn mở lại IDM và xem kết quả.
Mình đã thao khảo ở một số thông tin trên internet mình đã làm thành công và viết bài viết này,

Chúc bạn thành công và cảm ơn các bạn đã quan tâm ghé qua..!!!..
---ahduongho---
ahduongho | 1/20/2016 | | Nhận xét!
- IDM thì mình không cần phải giới thiệu nữa nhé các bạn!.

- Chúng ta biết IDM lúc mới cài sẽ cho người dùng free 30 ngày (gọi là dùng thử 30 ngày), đặc điểm của 30 ngày này là các bạn được dùng full chức năng vào đảm bảo sạch sẽ nhất và tốt nhất (vì là quảng cáo mà..hehe..) nhưng sau khi hết hạn 30 ngày các bạn phải mua bản quyền (phải mua serial number hoặc ai đó share cho) hoặc phải crack để có thể dùng tiếp...vv..

- Một số cách mà các bạn khác share trên mạng như cố gắng gỡ IDM sau khi hết hạn và quét các khóa registry rồi cài lại IDM mới hoàn toàn nhưng vẫn bị IDM thông báo hết hạn trừ khi các bạn cài mới lại máy hoặc ghost, rồi có bạn đã cố gắng gỡ bằng các soft chuyện dụng như “Revo Uninstall”, “Total Uninstall”,...ở các chế độ advanced..vv...còn để search các khóa registry sót lại thì các bạn quét lại registry bằng các soft dọn rác và sửa registry nổi tiếng như (Ccleaner) rồi cuối cùng khởi động máy cài IDM lại vẫn bị thông báo hết hạn dùng thử. Một số bạn dùng crack nhưng độ tin cậy ở các file crack không cao rồi có bạn dùng file "host" hoặc phần mềm diệt vi rút (hoặc tường lửa Windown) để chặn không cho nhà phát triển block key của các bạn nhưng mình thấy không hiệu quả đối với dân hay "vọc vạch" vì khi mình download IDM với một proxy khác (thường là get link) thì sẽ bị block key ngay (điều này là chắc chắn)...vv..

- Mấu chốt của vấn đề là IDM đã cài vào máy bạn một số khóa registry mà một số phần mềm thông thường không tìm ra được hoặc tìm ra nhưng không có quyền xóa đi những registry này, những khóa registry này ví như “một đồng hồ đếm ngược” và có nghĩa là ta chỉ cần tìm thủ công và xóa thủ công là xong, vậy thì các khóa này ở đâu?. Sau đây mình sẽ đi vào chi tiết hướng dẫn các bạn tìm và xóa.

- Tóm lại là bạn chỉ cần xóa 2 khóa dưới đây (nhưng trước khi xóa bạn hãy nên backup lại nếu có trục trặc gì đấy):

HKEY_CLASSES_ROOT\Wow6432Node\CLSID\{5ED60779-4DE2-4E07-B862-974CA4FF2E9C}
HKEY_CLASSES_ROOT\Wow6432Node\CLSID\{07999AC3-058B-40BF-984F-69EB1E554CA7}

- Đầu tên các bạn thoát hoàn toàn IDM ( chuột phải chọn “Exit” dưới khay hệ thống):


- Tiếp theo các bạn vào “run” gõ “regedit” hoặc bấm tổ hợp phím “Ctrl+R” (không có dấu ngoặc nháy đâu nhé):


- Để backup một key nào đấy ta làm như sau:


- Sau khi lưu bạn sẽ nhận được một file có đuôi mở rộng là ".reg" khi nào cần backup các bạn chỉ cần chạy file này >> OK >> OK.

- Các bạn tìm đến 2 key sau và delete (hoặc tốt nhất là đổi sang một cái tên nào khác):
HKEY_CLASSES_ROOT\Wow6432Node\CLSID\{5ED60779-4DE2-4E07-B862-974CA4FF2E9C}


HKEY_CLASSES_ROOT\Wow6432Node\CLSID\{07999AC3-058B-40BF-984F-69EB1E554CA7}


Chú ý một số bạn gặp trường hợp không xóa được các key trên thì làm theo hướng dẫn sau:



Chọn tiếp “Advanced” ở bảng tiếp theo:


Chọn tiếp:


Tiếp:


Tiếp:


Tiếp:


Tiếp:


Nhập vào “Everyone” chọn “Check Names” và sau đó “OK”:


Tiếp:


Tiếp:


Tiếp:


Được rồi đấy, các bạn làm tương tự với những key không xóa được nhé.
Sau khi xóa 2 key trên các bạn mở lại IDM và xem kết quả.
Mình đã thao khảo ở một số thông tin trên internet mình đã làm thành công và viết bài viết này,

Chúc bạn thành công và cảm ơn các bạn đã quan tâm ghé qua..!!!..
---ahduongho---

Cách phát Wifi trên Windows 8 không dùng phần mềm

ahduongho | 11/17/2014 | Nhận xét!

Cách phát Wifi trên Windows 8 không dùng phần mềm

Windows 8 đang được đông đảo người dùng sử dụng. Tuy nhiên còn rất nhiều chức năng của Windows 8 mà nhiều người dùng chưa biết hoặc chưa kịp khám phá nó. Ở bài viết này Namkna sẽ hướng dẫn các bạn cách phát Wifi trên Windows 8 không cần sử dụng phần mềm của bên thứ 3.

» Ưu và nhược điểm của phương pháp phát Wifi trên Windows 8 không dùng phần mềm.

- Ưu điểm của việc không sử dụng phần mềm để phát Wifi đó là tốc độ mạng nhanh hơn sử dụng phần mềm phát wifi Connectify MyPublicWiFi,..

- Xin nói trước là nó không tiện dụng bằng phần mềm chuyên nghiệp nhưng dù sao cũng giúp bạn chủ động hơn Và hơn nữa rất dễ làm. Phát wifi trên win 8 mà không cần phần mềm. Sau đây mình sẽ hướng dẫn các bạn (chỉ 2 dòng lệnh trong cmd là xong nhé)

- Trên Windows 7 có nhiều bạn sử dụng phần mềm phát Wifi nhưng Windows 8 thì mình khuyên không nên sử dụng phần mềm :) và các bạn nên phát Wifi theo hướng dẫn đơn giản dưới đây.

» Các bước tiến hành phát Wifi trên Windows 8 và Windows 7 không dùng phần mềm

Bước 1: Click phải chuột vào ngay góc dưới bên trái màn hình và chọn Command Prompt (admin) => sau đó nhấn yes
Command Prompt (admin) - Phát Wifi trên Windows 8 không dùng phần mềm
- Một cách khác là bạn bấm nút start rồi search từ "cmd"
Cách phát Wifi trên Windows 8 không dùng phần mềm
- Rồi chọn Run as Administrator.

- Sau đó bạn sẽ thấy giao diện cmmand như sau
Cách phát Wifi trên Windows 8 không dùng phần mềm
Bước 2: Trong command Prompt bạn hãy nhập vào lệnh sau đây để tạo một hostednetwork rồi nhấn enter: (bạn có thể copy rồi paste cho nhanh và chính xác)

netsh wlan set hostednetwork mode=allow ssid=wifi-win8 key=12345678

» Trong đó:
  • wifi-win8 là tên hosted có thể thay thế bằng tên khác theo ý thích của bạn
  • 12345678 là password do bạn chọn, tối thiểu là 8 ký tự

màn hình hiện ra như sau là được
Cách phát Wifi trên Windows 8 không dùng phần mềm
- Đã tạo 1 hosted thành công. Bạn nhập tiếp dòng lệnh sau đây để phát sóng wifi rồi nhấn enter:
netsh wlan start hostednetwork
- Đã phát wifi thành công.

Bước 3: Chia sẻ internet cho wifi.

3.1- Click phải chuột vào biểu tượng sóng không dây ở dưới thanh taskbar, bên cạnh hình chiếc loa --> chọn Open network and Sharing Center --> chọn change adapter settings. Bạn sẽ thấy xuất hiện 1 mạng không dây ảo trong Network Connections:
Cách phát Wifi trên Windows 8 không dùng phần mềm
3.2- Click phải chuột vào mạng đang được dùng để kết nối internet (adsl, wifi hoặc 3G, ở đây mình đang dùng 3G của Mobifone) --> chọn properties
Cách phát Wifi trên Windows 8 không dùng phần mềm
3.3- Trong thẻ Sharing, bạn hãy tick vào ô Allow other network users to connect through this computer’s Internet connection và ở bên dưới Home networking connection, bạn chọn tên profile vừa được tạo ra, mặc định là Local Area Connection* 12 rồi nhấn ok (phần này chỉ cài đặt 1 lần)
Cách phát Wifi trên Windows 8 không dùng phần mềm
3.4- Vậy là xong. Bạn đã phát thành công 1 hostednetwork. Để kiểm tra lại thông tin chi tiết, bạn hãy nhập dòng lệnh sau rồi nhấn enter:
netsh wlan show hostednetwork
Có thiết bị kết nối
Cách phát Wifi trên Windows 8 không dùng phần mềm
3.5- Còn đây là chất lượng sóng của wifi-win8, chuẩn 802.11n tốc độ truyền tải 300 Mbits/sec (win7 chỉ phát được 150 Mbits/sec), sóng khá tốt phải không bạn?
Hướng dẫn phát Wifi trên Windows 8 không dùng phần mềm
- Để tắt wifi, bạn nhập dòng lệnh:
netsh wlan stop hostednetwork
- Để hủy bỏ 1 hosted đã tạo, bạn nhập:
netsh wlan set hostednetwork mode=disallow ssid=wifi-win8 key=12345678

Chú ý:

- wifi-win8 là tên hosted có thể thay thế bằng tên khác theo ý thích của bạn

- 12345678 là password do bạn chọn, tối thiểu là 8 ký tự

- Để nhập nhanh và chính xác dòng lệnh, bạn nên copy rồi paste vào command Prompt

- Nếu muốn kiểm tra chi tiết các thiết bị đang kết nối vào mạng của bạn, tải tiện ích nhỏ này về dùng: Wireless Network Watcher_Portable

- Nếu các thiết bị kết nối với mạng của bạn chỉ share được dữ liệu mà không share được internet thì bạn chỉnh như sau: Click phải chuột vào hình cột sóng không dây --> Chọn Open Network and Sharing Center --> Change advanced sharing settings --> All network --> Chọn Turn on sharing..., chọn Use 128-bit..., Chọn Turn off password...

- Muốn share dữ liệu trên các ổ D, E, F...giữa các máy tính với nhau thì click phải chuột vào ổ đĩa muốn share--> chọn Properties --> chọn thẻ sharing --> chọn Advanced sharing --> tick vào ô sharing this folder rồi nhấn ok

Lời khuyên:

1. Cơ bản:

Bạn nên chép những dòng lệnh dưới đây vào notpad rồi lưu ngay trên desktop để thao tác dòng lệnh cho nhanh và chính xác bằng copy và paste:
Tạo:

netsh wlan set hostednetwork mode=allow ssid=wifi-win8 key=12345678

Phát:

netsh wlan start hostednetwork

Kiểm tra:

netsh wlan show hostednetwork

Tắt:

netsh wlan stop hostednetwork

Hủy bỏ hostednetwork đã tạo:

netsh wlan set hostednetwork mode=disallow ssid=wifi-win8 key=12345678
2. Nâng cao:

- Mở trình soạn thảo notepad, chép từng dòng lệnh vào rồi lưu lại với từng file.cmd riêng như: Create.cmd (tạo), Start.cmd (Phát), Stop.cmd (Tắt), Delete.cmd (Hủy bỏ). Các file này đều chạy dưới quyền addmin nhé. Chú ý khi chép lệnh vào notepad xong cũng phải nhấn enter rồi mới save, khi save as nhớ chọn vào All Files ở hộp thoại phía dưới tên file.

Cách phát Wifi trên Windows 8 không dùng phần mềm

Một số lỗi gặp phải khi cài đặt.

1. Không set được. (lỗi này được bạn mr_Chip_hôi phát hiện như trong phần comment)

- Sau khi nhập dòng lệnh netsh wlan start hostednetwork thì nó báo như sau:
C:\Windows\system32>netsh wlan start hostednetwork
The hosted network couldn't be started.
The group or resource is not in the correct state to perform the requested opera
tion.
=> Khắc phục:
  • Click on the Start button and select Control Panel.
  • Bạn đến "device manager"
  • Tìm dòng "network adapters"
  • Tìm các bộ chuyển đổi mạng không dây (virtual wifi adapter) => Click chuột phải chọn Properties và enable nó là có thẻ nhập lệnh cmd trên. 

Khắc phục cột sóng wifi có dấu x đỏ không kết nối mạng được

Lỗi này chắc các bạn hay gặp phải , cách khắc phục cũng rất đơn giản thui. Máy tính của bạn vẫn vào wifi ngon lành . Đột nhiên hôm nay tự dưng không vào wifi được nữa,mặc dù máy vẫn nhận wifi xung quanh nhưng mạng wifi hàng ngày vẫn xài bữa nay không vào được,cột wifi có dấu x màu đỏ..trong khi đó thì điện thoại của bạn vẫn vào mạng wifi bình thường. Khi bạn click vào mạng đó thì nó hiện dòng chữ " the setting saved on this computer for the network do not match the requirements of the network". Cách khắc phục rất đơn giản như sau:
  • Nháy phải chuột vào biểu tượng mạng có đánh dấu X chọn properties
  • Mục Security type chọn No
  • Mục Encryption type chọn No tiếp
  • Nhấn Ok sau đó kết nối lại (ảnh)
Mình đã thử cách này thành công.

Đọc thêm: Sử dụng tiện ích Windows Netsh

Microsoft có trang bị một tính năng wi-fi ảo trong Windows 8. Tính năng này cho phép người dùng kết nối đến một mạng không dây thông thường và tạo một mạng không dây ảo với cùng adapter không dây đó. Về cơ bản, tiện ích Netsh (Network Shell) được phát triển để giúp bạn cấu hình thiết bị mạng trong cả hai phiên bản máy chủ (server) và máy trạm (client). Với dòng lệnh netsh wlan, bạn sẽ dễ dàng sử dụng wireless hosted network để tạo và quản lý một kết nối không dây ảo.

Hosted network là một tính năng của mạng WLAN, được thiết kế để thực hiện ảo hóa thiết bị mạng vật lý. Để tạo một mạng ad-hoc trong Windows 8 với dòng các lệnh netsh, bạn khởi động CMD (Commad Prompt), bằng cách gõ cmd ở màn hình Start, rồi bấm chuột phải vào ứng dụng và chọn Run as administrator ở thanh tác vụ bên dưới. Bây giờ, bạn kiểm tra card mạng có hỗ trợ công nghệ ảo hóa hay không, bằng câu lệnh: netsh wlan show drivers.

Nếu xuất hiện Hosted network supported: Yes thì card mạng của máy tính có hỗ trợ công nghệ ảo hóa, còn nếu nó hiển thị No thì bạn cần cập nhật driver cho thiết bị mạng. Tiếp theo, bạn nhập vào câu lệnh sau đây để cấu hình mạng không dây ad-hoc: netsh wlan set hostednetwork mode=allow ssid= key= Khi hosted network được cho phép, bạn cần bắt đầu tạo mạng ad- hoc bằng câu lệnh sau: netsh wlan start hostednetwork

Nếu xuất hiện The hosted network started thì wireless hosted network đã được khởi chạy, còn nếu xuất hiện The hosted network couldn’t be started thì bạn cần vô hiệu mạng không dây hiện tại và kích hoạt lại nó. Bạn có thể làm mới danh sách các thiết bị mạng từ Device Manager để cài đặt driver cho thiết bị mạng ảo. Sau đó, bạn kiểm tra lại toàn bộ mạng wireless bằng cách bấm vào biểu tượng ở khay hệ thống, nếu thành công bạn sẽ thấy hệ thống mạng vừa tạo đã sẵn sàng và chờ người khác kết nối. Khi đó, bạn cần bật tính năng chia sẻ kết nối Internet (ICS) cho kết nối wi-fi mới được tạo ra, để có thể chia sẻ kết nối Internet của bạn với những máy tính, thiết bị khác.

Để kích hoạt tính năng ICS (Internet Connection Sharing), bạn vào Control Panel, vào Network and Internet, vào Network Connections, rồi bấm chuột phải vào biểu tượng mạng và chọn Properties. Trong hộp thoại hiện ra, bạn chọn thẻ Sharing rồi đánh dấu chọn vào ô Allow other network users to connect through this computer’s Internet connection. Trong mục Settings, bạn có thể lựa chọn dịch vụ mạng khác mà máy trạm có thể sử dụng và truy cập.

Khắc phục cột sóng wifi có dấu x đỏ không kết nối mạng được

Lỗi này chắc các bạn hay gặp phải , cách khắc phục cũng rất đơn giản thui. Máy tính của bạn vẫn vào wifi ngon lành . Đột nhiên hôm nay tự dưng không vào wifi được nữa,mặc dù máy vẫn nhận wifi xung quanh nhưng mạng wifi hàng ngày vẫn xài bữa nay không vào được,cột wifi có dấu x màu đỏ..trong khi đó thì điện thoại của bạn vẫn vào mạng wifi bình thường. Khi bạn click vào mạng đó thì nó hiện dòng chữ " the setting saved on this computer for the network do not match the requirements of the network". Cách khắc phục rất đơn giản như sau:

Nháy phải chuột vào biểu tượng mạng có đánh dấu X chọn properties
Mục Security type chọn No
Mục Encryption type chọn No tiếp
Nhấn Ok sau đó kết nối lại
Nguồn: namkna.blogspot.com
ahduongho | 11/17/2014 | Nhận xét!

Cách phát Wifi trên Windows 8 không dùng phần mềm

Windows 8 đang được đông đảo người dùng sử dụng. Tuy nhiên còn rất nhiều chức năng của Windows 8 mà nhiều người dùng chưa biết hoặc chưa kịp khám phá nó. Ở bài viết này Namkna sẽ hướng dẫn các bạn cách phát Wifi trên Windows 8 không cần sử dụng phần mềm của bên thứ 3.

» Ưu và nhược điểm của phương pháp phát Wifi trên Windows 8 không dùng phần mềm.

- Ưu điểm của việc không sử dụng phần mềm để phát Wifi đó là tốc độ mạng nhanh hơn sử dụng phần mềm phát wifi Connectify MyPublicWiFi,..

- Xin nói trước là nó không tiện dụng bằng phần mềm chuyên nghiệp nhưng dù sao cũng giúp bạn chủ động hơn Và hơn nữa rất dễ làm. Phát wifi trên win 8 mà không cần phần mềm. Sau đây mình sẽ hướng dẫn các bạn (chỉ 2 dòng lệnh trong cmd là xong nhé)

- Trên Windows 7 có nhiều bạn sử dụng phần mềm phát Wifi nhưng Windows 8 thì mình khuyên không nên sử dụng phần mềm :) và các bạn nên phát Wifi theo hướng dẫn đơn giản dưới đây.

» Các bước tiến hành phát Wifi trên Windows 8 và Windows 7 không dùng phần mềm

Bước 1: Click phải chuột vào ngay góc dưới bên trái màn hình và chọn Command Prompt (admin) => sau đó nhấn yes
Command Prompt (admin) - Phát Wifi trên Windows 8 không dùng phần mềm
- Một cách khác là bạn bấm nút start rồi search từ "cmd"
Cách phát Wifi trên Windows 8 không dùng phần mềm
- Rồi chọn Run as Administrator.

- Sau đó bạn sẽ thấy giao diện cmmand như sau
Cách phát Wifi trên Windows 8 không dùng phần mềm
Bước 2: Trong command Prompt bạn hãy nhập vào lệnh sau đây để tạo một hostednetwork rồi nhấn enter: (bạn có thể copy rồi paste cho nhanh và chính xác)

netsh wlan set hostednetwork mode=allow ssid=wifi-win8 key=12345678

» Trong đó:
  • wifi-win8 là tên hosted có thể thay thế bằng tên khác theo ý thích của bạn
  • 12345678 là password do bạn chọn, tối thiểu là 8 ký tự

màn hình hiện ra như sau là được
Cách phát Wifi trên Windows 8 không dùng phần mềm
- Đã tạo 1 hosted thành công. Bạn nhập tiếp dòng lệnh sau đây để phát sóng wifi rồi nhấn enter:
netsh wlan start hostednetwork
- Đã phát wifi thành công.

Bước 3: Chia sẻ internet cho wifi.

3.1- Click phải chuột vào biểu tượng sóng không dây ở dưới thanh taskbar, bên cạnh hình chiếc loa --> chọn Open network and Sharing Center --> chọn change adapter settings. Bạn sẽ thấy xuất hiện 1 mạng không dây ảo trong Network Connections:
Cách phát Wifi trên Windows 8 không dùng phần mềm
3.2- Click phải chuột vào mạng đang được dùng để kết nối internet (adsl, wifi hoặc 3G, ở đây mình đang dùng 3G của Mobifone) --> chọn properties
Cách phát Wifi trên Windows 8 không dùng phần mềm
3.3- Trong thẻ Sharing, bạn hãy tick vào ô Allow other network users to connect through this computer’s Internet connection và ở bên dưới Home networking connection, bạn chọn tên profile vừa được tạo ra, mặc định là Local Area Connection* 12 rồi nhấn ok (phần này chỉ cài đặt 1 lần)
Cách phát Wifi trên Windows 8 không dùng phần mềm
3.4- Vậy là xong. Bạn đã phát thành công 1 hostednetwork. Để kiểm tra lại thông tin chi tiết, bạn hãy nhập dòng lệnh sau rồi nhấn enter:
netsh wlan show hostednetwork
Có thiết bị kết nối
Cách phát Wifi trên Windows 8 không dùng phần mềm
3.5- Còn đây là chất lượng sóng của wifi-win8, chuẩn 802.11n tốc độ truyền tải 300 Mbits/sec (win7 chỉ phát được 150 Mbits/sec), sóng khá tốt phải không bạn?
Hướng dẫn phát Wifi trên Windows 8 không dùng phần mềm
- Để tắt wifi, bạn nhập dòng lệnh:
netsh wlan stop hostednetwork
- Để hủy bỏ 1 hosted đã tạo, bạn nhập:
netsh wlan set hostednetwork mode=disallow ssid=wifi-win8 key=12345678

Chú ý:

- wifi-win8 là tên hosted có thể thay thế bằng tên khác theo ý thích của bạn

- 12345678 là password do bạn chọn, tối thiểu là 8 ký tự

- Để nhập nhanh và chính xác dòng lệnh, bạn nên copy rồi paste vào command Prompt

- Nếu muốn kiểm tra chi tiết các thiết bị đang kết nối vào mạng của bạn, tải tiện ích nhỏ này về dùng: Wireless Network Watcher_Portable

- Nếu các thiết bị kết nối với mạng của bạn chỉ share được dữ liệu mà không share được internet thì bạn chỉnh như sau: Click phải chuột vào hình cột sóng không dây --> Chọn Open Network and Sharing Center --> Change advanced sharing settings --> All network --> Chọn Turn on sharing..., chọn Use 128-bit..., Chọn Turn off password...

- Muốn share dữ liệu trên các ổ D, E, F...giữa các máy tính với nhau thì click phải chuột vào ổ đĩa muốn share--> chọn Properties --> chọn thẻ sharing --> chọn Advanced sharing --> tick vào ô sharing this folder rồi nhấn ok

Lời khuyên:

1. Cơ bản:

Bạn nên chép những dòng lệnh dưới đây vào notpad rồi lưu ngay trên desktop để thao tác dòng lệnh cho nhanh và chính xác bằng copy và paste:
Tạo:

netsh wlan set hostednetwork mode=allow ssid=wifi-win8 key=12345678

Phát:

netsh wlan start hostednetwork

Kiểm tra:

netsh wlan show hostednetwork

Tắt:

netsh wlan stop hostednetwork

Hủy bỏ hostednetwork đã tạo:

netsh wlan set hostednetwork mode=disallow ssid=wifi-win8 key=12345678
2. Nâng cao:

- Mở trình soạn thảo notepad, chép từng dòng lệnh vào rồi lưu lại với từng file.cmd riêng như: Create.cmd (tạo), Start.cmd (Phát), Stop.cmd (Tắt), Delete.cmd (Hủy bỏ). Các file này đều chạy dưới quyền addmin nhé. Chú ý khi chép lệnh vào notepad xong cũng phải nhấn enter rồi mới save, khi save as nhớ chọn vào All Files ở hộp thoại phía dưới tên file.

Cách phát Wifi trên Windows 8 không dùng phần mềm

Một số lỗi gặp phải khi cài đặt.

1. Không set được. (lỗi này được bạn mr_Chip_hôi phát hiện như trong phần comment)

- Sau khi nhập dòng lệnh netsh wlan start hostednetwork thì nó báo như sau:
C:\Windows\system32>netsh wlan start hostednetwork
The hosted network couldn't be started.
The group or resource is not in the correct state to perform the requested opera
tion.
=> Khắc phục:
  • Click on the Start button and select Control Panel.
  • Bạn đến "device manager"
  • Tìm dòng "network adapters"
  • Tìm các bộ chuyển đổi mạng không dây (virtual wifi adapter) => Click chuột phải chọn Properties và enable nó là có thẻ nhập lệnh cmd trên. 

Khắc phục cột sóng wifi có dấu x đỏ không kết nối mạng được

Lỗi này chắc các bạn hay gặp phải , cách khắc phục cũng rất đơn giản thui. Máy tính của bạn vẫn vào wifi ngon lành . Đột nhiên hôm nay tự dưng không vào wifi được nữa,mặc dù máy vẫn nhận wifi xung quanh nhưng mạng wifi hàng ngày vẫn xài bữa nay không vào được,cột wifi có dấu x màu đỏ..trong khi đó thì điện thoại của bạn vẫn vào mạng wifi bình thường. Khi bạn click vào mạng đó thì nó hiện dòng chữ " the setting saved on this computer for the network do not match the requirements of the network". Cách khắc phục rất đơn giản như sau:
  • Nháy phải chuột vào biểu tượng mạng có đánh dấu X chọn properties
  • Mục Security type chọn No
  • Mục Encryption type chọn No tiếp
  • Nhấn Ok sau đó kết nối lại (ảnh)
Mình đã thử cách này thành công.

Đọc thêm: Sử dụng tiện ích Windows Netsh

Microsoft có trang bị một tính năng wi-fi ảo trong Windows 8. Tính năng này cho phép người dùng kết nối đến một mạng không dây thông thường và tạo một mạng không dây ảo với cùng adapter không dây đó. Về cơ bản, tiện ích Netsh (Network Shell) được phát triển để giúp bạn cấu hình thiết bị mạng trong cả hai phiên bản máy chủ (server) và máy trạm (client). Với dòng lệnh netsh wlan, bạn sẽ dễ dàng sử dụng wireless hosted network để tạo và quản lý một kết nối không dây ảo.

Hosted network là một tính năng của mạng WLAN, được thiết kế để thực hiện ảo hóa thiết bị mạng vật lý. Để tạo một mạng ad-hoc trong Windows 8 với dòng các lệnh netsh, bạn khởi động CMD (Commad Prompt), bằng cách gõ cmd ở màn hình Start, rồi bấm chuột phải vào ứng dụng và chọn Run as administrator ở thanh tác vụ bên dưới. Bây giờ, bạn kiểm tra card mạng có hỗ trợ công nghệ ảo hóa hay không, bằng câu lệnh: netsh wlan show drivers.

Nếu xuất hiện Hosted network supported: Yes thì card mạng của máy tính có hỗ trợ công nghệ ảo hóa, còn nếu nó hiển thị No thì bạn cần cập nhật driver cho thiết bị mạng. Tiếp theo, bạn nhập vào câu lệnh sau đây để cấu hình mạng không dây ad-hoc: netsh wlan set hostednetwork mode=allow ssid= key= Khi hosted network được cho phép, bạn cần bắt đầu tạo mạng ad- hoc bằng câu lệnh sau: netsh wlan start hostednetwork

Nếu xuất hiện The hosted network started thì wireless hosted network đã được khởi chạy, còn nếu xuất hiện The hosted network couldn’t be started thì bạn cần vô hiệu mạng không dây hiện tại và kích hoạt lại nó. Bạn có thể làm mới danh sách các thiết bị mạng từ Device Manager để cài đặt driver cho thiết bị mạng ảo. Sau đó, bạn kiểm tra lại toàn bộ mạng wireless bằng cách bấm vào biểu tượng ở khay hệ thống, nếu thành công bạn sẽ thấy hệ thống mạng vừa tạo đã sẵn sàng và chờ người khác kết nối. Khi đó, bạn cần bật tính năng chia sẻ kết nối Internet (ICS) cho kết nối wi-fi mới được tạo ra, để có thể chia sẻ kết nối Internet của bạn với những máy tính, thiết bị khác.

Để kích hoạt tính năng ICS (Internet Connection Sharing), bạn vào Control Panel, vào Network and Internet, vào Network Connections, rồi bấm chuột phải vào biểu tượng mạng và chọn Properties. Trong hộp thoại hiện ra, bạn chọn thẻ Sharing rồi đánh dấu chọn vào ô Allow other network users to connect through this computer’s Internet connection. Trong mục Settings, bạn có thể lựa chọn dịch vụ mạng khác mà máy trạm có thể sử dụng và truy cập.

Khắc phục cột sóng wifi có dấu x đỏ không kết nối mạng được

Lỗi này chắc các bạn hay gặp phải , cách khắc phục cũng rất đơn giản thui. Máy tính của bạn vẫn vào wifi ngon lành . Đột nhiên hôm nay tự dưng không vào wifi được nữa,mặc dù máy vẫn nhận wifi xung quanh nhưng mạng wifi hàng ngày vẫn xài bữa nay không vào được,cột wifi có dấu x màu đỏ..trong khi đó thì điện thoại của bạn vẫn vào mạng wifi bình thường. Khi bạn click vào mạng đó thì nó hiện dòng chữ " the setting saved on this computer for the network do not match the requirements of the network". Cách khắc phục rất đơn giản như sau:

Nháy phải chuột vào biểu tượng mạng có đánh dấu X chọn properties
Mục Security type chọn No
Mục Encryption type chọn No tiếp
Nhấn Ok sau đó kết nối lại
Nguồn: namkna.blogspot.com

Pagefile là gì? và cách sử dụng hiệu quả

ahduongho | 11/17/2014 | | Nhận xét!
Sự thật về Page File.
Windows sử dụng một tập tin được gọi là Page File để làm bộ nhớ ảo, lưu trữ các dữ liệu không thể chứa bởi bộ nhớ RAM khi nó đã đầy. Thông thường Windows có thể tự động điều chỉnh Page File sao cho phù hợp với tình trạng làm việc của hệ thống, tuy nhiên trong một số trường hợp bạn có thể tự tùy chỉnh Page File để tăng hiệu suất sử dụng của máy.
Tìm hiểu về Windows Page File và cách sử dụng hiệu quả 1
Có rất nhiều hiểu nhầm trong việc sử dụng Page File, một trong số đó là rất nhiều người nghĩ rằng Page File là một nguyên nhân làm chậm máy. Do khi máy tính lấy dữ liệu từ Page File sẽ chậm hơn rất nhiều so với lấy dữ liệu từ bộ nhớ RAM. Vì thế có nhiều người đã vô hiệu hóa Page File, nhưng sự thật là có một bộ nhớ ảo Page File giúp tăng hiệu suất sử dụng của máy hơn nhiều so với việc vô hiệu hóa nó.
Page File là gì và hoạt động như thế nào ?
Page File còn được biết đến như một tập tin trao đổi, một bộ nhớ ảo nằm trên ổ cứng của bạn. Mặc định đường dẫn của file này là C:\pagefile.sys, tuy nhiên để có thể nhìn thấy file này bạn sẽ phải bỏ tính năng ẩn các tập tin hệ thống cần bảo vệ.
Tìm hiểu về Windows Page File và cách sử dụng hiệu quả 2
Máy tính lưu trữ các tập tin, chương trình của bạn, và các dữ liệu khác mà bạn đang sử dụng trong bộ nhớ RAM (bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên) vì việc lấy dữ liệu từ bộ nhớ RAM nhanh hơn nhiều so với lấy từ một ổ đĩa cứng. Tất cả các công việc hiện tại bạn đang làm trên máy tính sẽ được lưu trữ trong bộ nhớ RAM. Ví dụ như bạn mở phần mềm FireFox, các tập tin dữ liệu từ phần mềm sẽ được lấy từ ổ đĩa cứng và chuyển vào bộ nhớ RAM, khi bạn xem một trang web, các dữ liệu từ trang web đó cũng được tải về và lưu trong bộ nhớ RAM.
Khi bộ nhớ RAM của bạn đã đầy, Windows sẽ chuyển một số dữ liệu từ bộ nhớ RAM trở lại ổ cứng, và lưu tạm nó trong Page File. Thay vì đưa các dữ liệu đó trở lại hoàn toàn ổ cứng, và sau này khi sử dụng lại lặp lại quá trình tìm kiếm và lấy dữ liệu từ ổ cứng. Các dữ liệu này được lưu tạm vào bộ nhớ ảo Page File, do đó Windows dễ dàng tìm đến và lấy các dữ liệu đó khi bạn cần sử dụng lại. Do đó có thể coi Page File như một bộ nhớ RAM ảo trên ổ cứng, và đương nhiên tốc độ sử dụng không thể nhanh bằng bộ nhớ RAM vật lý.
Tìm hiểu về Windows Page File và cách sử dụng hiệu quả 3
Với các máy tính cấu hình cao, các ứng dụng thông thường không thể dùng hết bộ nhớ RAM vật lý, do đó Page File tỏ ra khá vô dụng. Tuy nhiên với những máy tính cấu hình trung bình, bộ nhớ ảo Page File là cứu cánh mỗi khi chạy nhiều ứng dụng nặng làm đầy bộ nhớ RAM.
Vô hiệu hóa Page File làm tăng hiệu suất ?
Rất nhiều người sử dụng máy tính nghĩ rằng vô hiệu hóa Page File giúp tăng hiệu suất làm việc của máy tính. Do họ nghĩ rằng, việc lấy dữ liệu từ Page File là chậm hơn bộ nhớ RAM (như đã nói ở trên) và kể cả khi bạn đủ bộ nhớ RAM, Windows vẫn sẽ lưu dữ liệu vào Page File, và làm chậm máy tính của bạn. Tuy nhiên điều này là không đúng.
Sự thật là Windows luôn ưu tiên việc lưu trữ dữ liệu trong bộ nhớ RAM, chỉ khi RAM đã quá tải thì các dữ liệu mới được lưu trữ vào Page File. Không có chuyện Windows vẫn lưu trữ dữ liệu vào Page File trong khi bộ nhớ RAM vẫn còn chỗ trống. Do đó việc vô hiệu hóa Page File không làm tăng hiệu suất như nhiều lời đồn đại, mà thay vào đó, nó có thể gây ra một vài rắc rồi với các máy tính cấu hình thấp.
Tìm hiểu về Windows Page File và cách sử dụng hiệu quả 4
Khi bạn chạy nhiều ứng dụng cùng lúc, bộ nhớ RAM có thể bị sử dụng hết, do đó Windows sẽ chuyển các dữ liệu trở lại hoàn toàn ổ cứng như lúc đầu nếu Page File đã bị vô hiệu hóa. Và khi bạn cần sử dụng các ứng dụng đó, Windows sẽ lại phải lấy các dữ liệu từ ổ cứng trở lại để sử dụng. Điều này sẽ làm giảm hiệu suất làm việc một cách đáng kể. Việc lấy dữ liệu từ Page File là chậm hơn so với bộ nhớ RAM, tuy nhiên vẫn còn nhanh hơn rất nhiều so với việc lấy dữ liệu từ vị trí ban đầu trong ổ cứng.
Do đó, không có lý do chính đáng nào để vô hiệu hóa Page File, cho dù bạn có một bộ nhớ RAM với dung lượng lớn hay chỉ là một mấy tính cấu hình thấp. Có chăng tác dụng của việc vô hiệu hóa Page File là đem lại cho bạn một lượng nhỏ không gian sử dụng của ổ đĩa cứng.
Quản lý và sử dụng Page File
Thông thường Windows sẽ tự điều chỉnh việc sử dụng Page File sao cho phù hợp nhất, tuy nhiên bạn vẫn có thể tùy chỉnh các thiết lập Page File theo ý mình theo các bước sau.
- Vào Start, gõ Advanced System Settings, cửa sổ System Properties sẽ hiện ra.
Tìm hiểu về Windows Page File và cách sử dụng hiệu quả 5
- Trong tab Advanced, chọn Settings trong mục Performance.
Tìm hiểu về Windows Page File và cách sử dụng hiệu quả 6
- Tiếp tục chọn tab Advanced và chọn Change trong mục Virtual memory.
Tìm hiểu về Windows Page File và cách sử dụng hiệu quả 7
- Bạn sẽ thấy của sổ Virtual memory, với dấu tích trong ô Automatically manage paging file size, có nghĩa là Windows sẽ tự động điều chỉnh kích thước của Page File. Hãy bỏ dấu tích này để bạn có thể tự thiết lập lại Page File.
Tìm hiểu về Windows Page File và cách sử dụng hiệu quả 8
- Bạn có thể lựa chọn ổ đĩa cứng lưu dữ liệu của Page File. Điều này rất hữu ích nếu bạn có hai ổ đĩa, một được cài đặt hệ thống và các ứng dụng, một dùng để lưu trữ dữ liệu, thì việc lựa chọn ổ cứng lưu trữ dữ liệu sẽ làm tăng tốc độ khi sử dụng Page File. Tuy nhiên nếu bạn chỉ có một ổ đia cứng chia thành nhiều phân vùng, thì việc lựa chọn này không có tác dụng.
Tìm hiểu về Windows Page File và cách sử dụng hiệu quả 9
- Bên dưới bạn có thể lựa chọn kích thước dành cho Page File sử dụng, thông thường thiết lập sẽ là 1,5-2 lần dung lượng bộ nhớ RAM. Bạn cũng có thể điều chỉnh giảm đi nếu muốn tăng dung lương của ổ cứng thêm một ít.
Tạm kết
Page File là bộ nhớ ảo trên ổ đĩa cứng, giúp lưu trữ tạm thời các dữ liệu khi bộ nhớ RAM đã đầy. Page File là một phần thiết yếu của Windows, mặc dù ít khi được sử dụng đến. Tuy nhiên điều quan trọng là nó sẵn sàng cho những trường hợp khi hệ thống sử dụng một lượng lớn bất thường của bộ nhớ RAM, đảm bảo hiệu suất hoạt động được tốt nhất.
Sử dụng Page File không làm giảm hiệu suất máy tính trong bất kỳ trường hợp nào. Tuy nhiên có một lưu ý rằng nếu liên tục phải sử dụng đến Page File, tuổi thọ của ổ cứng sẽ bị giảm đi khá nhiều. Do đó, bạn không nên quá phụ thuộc vào Page File, mà hãy sử dụng như một biện pháp dự phòng trong những trường hợp hệ thống đột ngột sử dụng quá nhiều bộ nhớ RAM. Hãy ưu tiên việc nâng cấp RAM để đảm bảo tốc độ máy tính luôn ổn định.
Tham khảo: howtogeek
ahduongho | 11/17/2014 | | Nhận xét!
Sự thật về Page File.
Windows sử dụng một tập tin được gọi là Page File để làm bộ nhớ ảo, lưu trữ các dữ liệu không thể chứa bởi bộ nhớ RAM khi nó đã đầy. Thông thường Windows có thể tự động điều chỉnh Page File sao cho phù hợp với tình trạng làm việc của hệ thống, tuy nhiên trong một số trường hợp bạn có thể tự tùy chỉnh Page File để tăng hiệu suất sử dụng của máy.
Tìm hiểu về Windows Page File và cách sử dụng hiệu quả 1
Có rất nhiều hiểu nhầm trong việc sử dụng Page File, một trong số đó là rất nhiều người nghĩ rằng Page File là một nguyên nhân làm chậm máy. Do khi máy tính lấy dữ liệu từ Page File sẽ chậm hơn rất nhiều so với lấy dữ liệu từ bộ nhớ RAM. Vì thế có nhiều người đã vô hiệu hóa Page File, nhưng sự thật là có một bộ nhớ ảo Page File giúp tăng hiệu suất sử dụng của máy hơn nhiều so với việc vô hiệu hóa nó.
Page File là gì và hoạt động như thế nào ?
Page File còn được biết đến như một tập tin trao đổi, một bộ nhớ ảo nằm trên ổ cứng của bạn. Mặc định đường dẫn của file này là C:\pagefile.sys, tuy nhiên để có thể nhìn thấy file này bạn sẽ phải bỏ tính năng ẩn các tập tin hệ thống cần bảo vệ.
Tìm hiểu về Windows Page File và cách sử dụng hiệu quả 2
Máy tính lưu trữ các tập tin, chương trình của bạn, và các dữ liệu khác mà bạn đang sử dụng trong bộ nhớ RAM (bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên) vì việc lấy dữ liệu từ bộ nhớ RAM nhanh hơn nhiều so với lấy từ một ổ đĩa cứng. Tất cả các công việc hiện tại bạn đang làm trên máy tính sẽ được lưu trữ trong bộ nhớ RAM. Ví dụ như bạn mở phần mềm FireFox, các tập tin dữ liệu từ phần mềm sẽ được lấy từ ổ đĩa cứng và chuyển vào bộ nhớ RAM, khi bạn xem một trang web, các dữ liệu từ trang web đó cũng được tải về và lưu trong bộ nhớ RAM.
Khi bộ nhớ RAM của bạn đã đầy, Windows sẽ chuyển một số dữ liệu từ bộ nhớ RAM trở lại ổ cứng, và lưu tạm nó trong Page File. Thay vì đưa các dữ liệu đó trở lại hoàn toàn ổ cứng, và sau này khi sử dụng lại lặp lại quá trình tìm kiếm và lấy dữ liệu từ ổ cứng. Các dữ liệu này được lưu tạm vào bộ nhớ ảo Page File, do đó Windows dễ dàng tìm đến và lấy các dữ liệu đó khi bạn cần sử dụng lại. Do đó có thể coi Page File như một bộ nhớ RAM ảo trên ổ cứng, và đương nhiên tốc độ sử dụng không thể nhanh bằng bộ nhớ RAM vật lý.
Tìm hiểu về Windows Page File và cách sử dụng hiệu quả 3
Với các máy tính cấu hình cao, các ứng dụng thông thường không thể dùng hết bộ nhớ RAM vật lý, do đó Page File tỏ ra khá vô dụng. Tuy nhiên với những máy tính cấu hình trung bình, bộ nhớ ảo Page File là cứu cánh mỗi khi chạy nhiều ứng dụng nặng làm đầy bộ nhớ RAM.
Vô hiệu hóa Page File làm tăng hiệu suất ?
Rất nhiều người sử dụng máy tính nghĩ rằng vô hiệu hóa Page File giúp tăng hiệu suất làm việc của máy tính. Do họ nghĩ rằng, việc lấy dữ liệu từ Page File là chậm hơn bộ nhớ RAM (như đã nói ở trên) và kể cả khi bạn đủ bộ nhớ RAM, Windows vẫn sẽ lưu dữ liệu vào Page File, và làm chậm máy tính của bạn. Tuy nhiên điều này là không đúng.
Sự thật là Windows luôn ưu tiên việc lưu trữ dữ liệu trong bộ nhớ RAM, chỉ khi RAM đã quá tải thì các dữ liệu mới được lưu trữ vào Page File. Không có chuyện Windows vẫn lưu trữ dữ liệu vào Page File trong khi bộ nhớ RAM vẫn còn chỗ trống. Do đó việc vô hiệu hóa Page File không làm tăng hiệu suất như nhiều lời đồn đại, mà thay vào đó, nó có thể gây ra một vài rắc rồi với các máy tính cấu hình thấp.
Tìm hiểu về Windows Page File và cách sử dụng hiệu quả 4
Khi bạn chạy nhiều ứng dụng cùng lúc, bộ nhớ RAM có thể bị sử dụng hết, do đó Windows sẽ chuyển các dữ liệu trở lại hoàn toàn ổ cứng như lúc đầu nếu Page File đã bị vô hiệu hóa. Và khi bạn cần sử dụng các ứng dụng đó, Windows sẽ lại phải lấy các dữ liệu từ ổ cứng trở lại để sử dụng. Điều này sẽ làm giảm hiệu suất làm việc một cách đáng kể. Việc lấy dữ liệu từ Page File là chậm hơn so với bộ nhớ RAM, tuy nhiên vẫn còn nhanh hơn rất nhiều so với việc lấy dữ liệu từ vị trí ban đầu trong ổ cứng.
Do đó, không có lý do chính đáng nào để vô hiệu hóa Page File, cho dù bạn có một bộ nhớ RAM với dung lượng lớn hay chỉ là một mấy tính cấu hình thấp. Có chăng tác dụng của việc vô hiệu hóa Page File là đem lại cho bạn một lượng nhỏ không gian sử dụng của ổ đĩa cứng.
Quản lý và sử dụng Page File
Thông thường Windows sẽ tự điều chỉnh việc sử dụng Page File sao cho phù hợp nhất, tuy nhiên bạn vẫn có thể tùy chỉnh các thiết lập Page File theo ý mình theo các bước sau.
- Vào Start, gõ Advanced System Settings, cửa sổ System Properties sẽ hiện ra.
Tìm hiểu về Windows Page File và cách sử dụng hiệu quả 5
- Trong tab Advanced, chọn Settings trong mục Performance.
Tìm hiểu về Windows Page File và cách sử dụng hiệu quả 6
- Tiếp tục chọn tab Advanced và chọn Change trong mục Virtual memory.
Tìm hiểu về Windows Page File và cách sử dụng hiệu quả 7
- Bạn sẽ thấy của sổ Virtual memory, với dấu tích trong ô Automatically manage paging file size, có nghĩa là Windows sẽ tự động điều chỉnh kích thước của Page File. Hãy bỏ dấu tích này để bạn có thể tự thiết lập lại Page File.
Tìm hiểu về Windows Page File và cách sử dụng hiệu quả 8
- Bạn có thể lựa chọn ổ đĩa cứng lưu dữ liệu của Page File. Điều này rất hữu ích nếu bạn có hai ổ đĩa, một được cài đặt hệ thống và các ứng dụng, một dùng để lưu trữ dữ liệu, thì việc lựa chọn ổ cứng lưu trữ dữ liệu sẽ làm tăng tốc độ khi sử dụng Page File. Tuy nhiên nếu bạn chỉ có một ổ đia cứng chia thành nhiều phân vùng, thì việc lựa chọn này không có tác dụng.
Tìm hiểu về Windows Page File và cách sử dụng hiệu quả 9
- Bên dưới bạn có thể lựa chọn kích thước dành cho Page File sử dụng, thông thường thiết lập sẽ là 1,5-2 lần dung lượng bộ nhớ RAM. Bạn cũng có thể điều chỉnh giảm đi nếu muốn tăng dung lương của ổ cứng thêm một ít.
Tạm kết
Page File là bộ nhớ ảo trên ổ đĩa cứng, giúp lưu trữ tạm thời các dữ liệu khi bộ nhớ RAM đã đầy. Page File là một phần thiết yếu của Windows, mặc dù ít khi được sử dụng đến. Tuy nhiên điều quan trọng là nó sẵn sàng cho những trường hợp khi hệ thống sử dụng một lượng lớn bất thường của bộ nhớ RAM, đảm bảo hiệu suất hoạt động được tốt nhất.
Sử dụng Page File không làm giảm hiệu suất máy tính trong bất kỳ trường hợp nào. Tuy nhiên có một lưu ý rằng nếu liên tục phải sử dụng đến Page File, tuổi thọ của ổ cứng sẽ bị giảm đi khá nhiều. Do đó, bạn không nên quá phụ thuộc vào Page File, mà hãy sử dụng như một biện pháp dự phòng trong những trường hợp hệ thống đột ngột sử dụng quá nhiều bộ nhớ RAM. Hãy ưu tiên việc nâng cấp RAM để đảm bảo tốc độ máy tính luôn ổn định.
Tham khảo: howtogeek

Chia sẻ và cách tạo phần mềm portable chạy ổn định trên WIN 8.1

ahduongho | 11/15/2014 | Nhận xét!

I. Khái niệm về Phần mềm Portable

A. Khái Niệm :

"Không tốn tài nguyên, không cần cài đặt, không mất thời gian và không cần máy cấu hình cao"

Đó là nhận xét về ưu điểm của tất cả những người đã sử dụng qua phần mềm Portable. Vậy phần mềm Portable là gì, và lý do tại sao mà khắp các diễn đàn phần mềm, khắp các cửa hàng bán đĩa CD cũng như tạp chí hiện nay đều nhắc tới.

Phần mềm Portable là phần mềm đã đóng gói sẵn vào một thư mục hoặc một file EXE duy nhất, tự chạy mà không cần phải cài đặt và đăng ký. Vì thế, chúng có thể chứa trong ổ đĩa USB, trên CD và hoạt động độc lập ở bất kỳ PC nào.

Hiện tại, chỉ có một số ít phần mềm Portable được các hãng phần mềm làm ra theo nhu cầu của người sử dụng. Những phần mềm Portable còn lại thì do người tiêu dùng tự làm hoặc dựa trên một số phần mềm khác để làm ra. Còn các hãng phần mềm lớn không chủ trương biến sản phẩm đang có của họ thành Portable. Vì chỉ cần sao chép ra nhiều bản khác nhau là có thể sử dụng cho rất nhiều PC mà không cần phải trả phí bản quyền, người tiêu dùng sẽ chuyển qua sử dụng dạng Portable và họ sẽ thất thu lớn. Rất nhiều phần mềm Portable là phần mềm mã nguồn mở.

Giả sử, bạn là chuyên gia quậy phá máy tính, máy tính của bạn đã nhiều lần "khôi phục cài đặt gốc". Mỗi lần như thế, bạn phải mắc công cài lại Windows và cài nhiều phần mềm cần thiết khác. Quá trình như vậy thường mất khoảng 2 tiếng. Nhưng nếu bạn đã có sẵn một "bộ sưu tập" phần mềm Portable trên CD hay trên một phân vùng ổ cứng khác, quá trình cài đặt sẽ được rút gọn, giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều thời gian.

B. Trở ngại:

Một trở ngại lớn của phần mềm Portable là đa số không thể update. Với phần mềm cài đặt đầy đủ, khi phát hiện ra một lỗi nào đó hay cần chỉnh sửa, bạn có thể cập nhật từ website của nhà cung cấp phần mềm. Nhưng đây cũng không phải là một trở ngại lớn, vì bạn có thể tìm và cập nhật phần mềm Portable đó với phiên bản mới hơn để Fix cái lỗi đó.

Có một vài phần mềm Portable có thể tương thích hoặc báo lỗi trên máy của bạn. Khi sử dụng, bạn phải đọc kỹ hướng dẫn của tác giả đã tạo ra phiên bản Portable đó, nếu không nó sẽ báo lỗi.

C. Cách tạo 1 phần mềm Portable:

Hiện nay có rất nhiều cách, bao gồm cả thủ công lẫn sử dụng phần mềm hỗ trợ.

nguồn: sưu tầm

II. Chia sẻ phần mềm portable sưu tầm và tự tạo chạy ổn định trên WIN 8.1

A.

Aegisub Advanced Subtitle Editor

C.

Ccleaner








ahduongho | 11/15/2014 | Nhận xét!

I. Khái niệm về Phần mềm Portable

A. Khái Niệm :

"Không tốn tài nguyên, không cần cài đặt, không mất thời gian và không cần máy cấu hình cao"

Đó là nhận xét về ưu điểm của tất cả những người đã sử dụng qua phần mềm Portable. Vậy phần mềm Portable là gì, và lý do tại sao mà khắp các diễn đàn phần mềm, khắp các cửa hàng bán đĩa CD cũng như tạp chí hiện nay đều nhắc tới.

Phần mềm Portable là phần mềm đã đóng gói sẵn vào một thư mục hoặc một file EXE duy nhất, tự chạy mà không cần phải cài đặt và đăng ký. Vì thế, chúng có thể chứa trong ổ đĩa USB, trên CD và hoạt động độc lập ở bất kỳ PC nào.

Hiện tại, chỉ có một số ít phần mềm Portable được các hãng phần mềm làm ra theo nhu cầu của người sử dụng. Những phần mềm Portable còn lại thì do người tiêu dùng tự làm hoặc dựa trên một số phần mềm khác để làm ra. Còn các hãng phần mềm lớn không chủ trương biến sản phẩm đang có của họ thành Portable. Vì chỉ cần sao chép ra nhiều bản khác nhau là có thể sử dụng cho rất nhiều PC mà không cần phải trả phí bản quyền, người tiêu dùng sẽ chuyển qua sử dụng dạng Portable và họ sẽ thất thu lớn. Rất nhiều phần mềm Portable là phần mềm mã nguồn mở.

Giả sử, bạn là chuyên gia quậy phá máy tính, máy tính của bạn đã nhiều lần "khôi phục cài đặt gốc". Mỗi lần như thế, bạn phải mắc công cài lại Windows và cài nhiều phần mềm cần thiết khác. Quá trình như vậy thường mất khoảng 2 tiếng. Nhưng nếu bạn đã có sẵn một "bộ sưu tập" phần mềm Portable trên CD hay trên một phân vùng ổ cứng khác, quá trình cài đặt sẽ được rút gọn, giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều thời gian.

B. Trở ngại:

Một trở ngại lớn của phần mềm Portable là đa số không thể update. Với phần mềm cài đặt đầy đủ, khi phát hiện ra một lỗi nào đó hay cần chỉnh sửa, bạn có thể cập nhật từ website của nhà cung cấp phần mềm. Nhưng đây cũng không phải là một trở ngại lớn, vì bạn có thể tìm và cập nhật phần mềm Portable đó với phiên bản mới hơn để Fix cái lỗi đó.

Có một vài phần mềm Portable có thể tương thích hoặc báo lỗi trên máy của bạn. Khi sử dụng, bạn phải đọc kỹ hướng dẫn của tác giả đã tạo ra phiên bản Portable đó, nếu không nó sẽ báo lỗi.

C. Cách tạo 1 phần mềm Portable:

Hiện nay có rất nhiều cách, bao gồm cả thủ công lẫn sử dụng phần mềm hỗ trợ.

nguồn: sưu tầm

II. Chia sẻ phần mềm portable sưu tầm và tự tạo chạy ổn định trên WIN 8.1

A.

Aegisub Advanced Subtitle Editor

C.

Ccleaner








Tổng hợp phần mềm Portable cân thiết cho máy tính của bạn

ahduongho | 10/19/2014 | | Nhận xét!
Portable là gì?....
ahduongho | 10/19/2014 | | Nhận xét!
Portable là gì?....

Biến thiết bị Windows 8.1 thành điểm truy cập Wifi

ahduongho | 9/14/2014 | | Nhận xét!

Bạn đang sử dụng một thiết bị hiện đại như laptop hay tablet chạy Windows 8.1 và muốn chia sẻ kết nối Internet hoặc dữ liệu qua lại giữa các thiết bị với nhau nhưng chưa biết cách nào? Bài viết sẽ hướng dẫn cách tạo ra điểm truy cập không dây Wi-Fi ảo từ thiết bị chạy Windows 8.1, để từ đó có thể chia sẻ kết nối Internet, cũng như chia sẻ dữ liệu giữa các thiết bị với nhau dễ hơn.

Bước 1. Tạo mạng Wi-Fi ảo trong Windows 8 và Windows 8.1

Bấm tổ hợp phím Windows+R để kích hoạt hộp thoại Run lên sau đó nhập lệnh CMD vào khung trống rồi bấm nút OK.

Biến thiết bị chạy Windows 8.1 thành điểm truy cập Wifi

Trong cửa sổ dòng lệnh xuất hiện, nhập lệnh sau:
netsh wlan set hostednetwork mode=allow ssid=Hotspot key=Windows8

Biến thiết bị chạy Windows 8.1 thành điểm truy cập Wifi

Trong đó, Hotspot chính là tên của mạng không dây tạo ra và mật khẩu của mạng là "Windows8". Tuy nhiên, bạn có thể thay thế bằng tên và mật khẩu bất kỳ mà mình muốn. Sau khi nhập xong lệnh, nhấn Enter. Nếu mọi việc suôn sẻ, bạn sẽ thấy thông báo mạng mới vừa tạo đã được thiết lập.

Biến thiết bị chạy Windows 8.1 thành điểm truy cập Wifi

Như vậy là đã hoàn tất việc tạo ra một điểm truy cập không dây cho máy tính và các thiết bị khác. Tuy nhiên, để điểm truy cập này có thể làm việc, cần phải kích hoạt bộ chuyển đổi mạng Wi-Fi ảo này. Cũng trong cửa sổ dòng lệnh, nhập tiếp lệnh sau:
netsh wlan start hostednetwork

Biến thiết bị chạy Windows 8.1 thành điểm truy cập Wifi

Sau đó, nhấn Enter để kết thúc. Lúc này bạn sẽ thấy adapter mạng không dây ảo sẽ hiển thị với tên gọi Virtual Local Area Connection và xuất hiện trong cửa sổ Network and Sharing Center.

Biến thiết bị chạy Windows 8.1 thành điểm truy cập Wifi

Lúc này, bạn có thể kết nối tất cả các thiết bị với mạng không dây ảo mới được tạo ra, nhưng vẫn chưa thể truy cập Internet thông qua điểm truy cập này mà chỉ có thể sử dụng để chuyển dữ liệu không dây giữa các thiết bị được kết nối.

Bước 2. Cấp phép truy cập Internet cho các thiết bị được kết nối với Virtual WiFi Network

Trong cửa sổ Network and Sharing Center, bạn sẽ thấy adapter mạng ảo mà mình vừa tạo được hiển thị như một mạng đang hoạt động, nhưng thực tế lại chưa thể truy cập Internet thông qua mạng ảo này.

Biến thiết bị chạy Windows 8.1 thành điểm truy cập Wifi

Tiếp đến, bấm vào kết nối của adapter của mạng vật lý hiện đang có thể truy cập vào Internet. Trong trường hợp này là kết nối Ethernet.
Biến thiết bị chạy Windows 8.1 thành điểm truy cập Wifi

Sau khi truy cập vào liên kết Ethernet, cửa sổ Ethernet Status sẽ hiển thị, bấm nút Properties ở góc dưới bên trái.
Biến thiết bị chạy Windows 8.1 thành điểm truy cập Wifi

Trong cửa sổ Ethernet Properties, chọn thẻ Sharing.

Biến thiết bị chạy Windows 8.1 thành điểm truy cập Wifi

Để chia sẽ kết nối Internet cho bộ chuyển đổi Wi-Fi ảo đã được tạo ra trước đó, truy cập vào tùy chọn "Allow other network users to connect through this computer's Internet connection".

Biến thiết bị chạy Windows 8.1 thành điểm truy cập Wifi

Tiếp theo, chọn tên của mạng Wi-Fi ảo đã được tạo ra trước đó ngay phía dưới mục Home networking connection.
Biến thiết bị chạy Windows 8.1 thành điểm truy cập Wifi

Sau đó, bấm nút OKClose để lưu lại các thiết lập đã thực hiện. Quay trở lại cửa sổ Network and Sharing Center bạn sẽ nhận thấy mục Access type của adapter mạng ảo đã có quyền truy cập Internet.

Biến thiết bị chạy Windows 8.1 thành điểm truy cập Wifi

Như vậy, điểm truy cập mạng Wi-Fi ảo bây giờ đã cho phép truy cập Internet cho tất cả các thiết bị được kết nối với nó.

Bước 3. Kết nối thiết bị với "điểm truy cập"

Bước tiếp theo là kết nối các thiết bị như smartphone, tablet, laptop… vào điểm truy cập WiFi ảo và sử dụng chúng để truy cập Internet như bình thường. Ngoài ra, các thiết bị được kết nối với laptop hoặc máy tính bảng lai, khi truy cập vào cùng một điểm truy cập WiFi ảo, thì có thể sử dụng mạng ảo này chia sẻ tập tin và thư mục giữa các thiết bị.
Nguồn: quantrimang.com.vn
ahduongho | 9/14/2014 | | Nhận xét!

Bạn đang sử dụng một thiết bị hiện đại như laptop hay tablet chạy Windows 8.1 và muốn chia sẻ kết nối Internet hoặc dữ liệu qua lại giữa các thiết bị với nhau nhưng chưa biết cách nào? Bài viết sẽ hướng dẫn cách tạo ra điểm truy cập không dây Wi-Fi ảo từ thiết bị chạy Windows 8.1, để từ đó có thể chia sẻ kết nối Internet, cũng như chia sẻ dữ liệu giữa các thiết bị với nhau dễ hơn.

Bước 1. Tạo mạng Wi-Fi ảo trong Windows 8 và Windows 8.1

Bấm tổ hợp phím Windows+R để kích hoạt hộp thoại Run lên sau đó nhập lệnh CMD vào khung trống rồi bấm nút OK.

Biến thiết bị chạy Windows 8.1 thành điểm truy cập Wifi

Trong cửa sổ dòng lệnh xuất hiện, nhập lệnh sau:
netsh wlan set hostednetwork mode=allow ssid=Hotspot key=Windows8

Biến thiết bị chạy Windows 8.1 thành điểm truy cập Wifi

Trong đó, Hotspot chính là tên của mạng không dây tạo ra và mật khẩu của mạng là "Windows8". Tuy nhiên, bạn có thể thay thế bằng tên và mật khẩu bất kỳ mà mình muốn. Sau khi nhập xong lệnh, nhấn Enter. Nếu mọi việc suôn sẻ, bạn sẽ thấy thông báo mạng mới vừa tạo đã được thiết lập.

Biến thiết bị chạy Windows 8.1 thành điểm truy cập Wifi

Như vậy là đã hoàn tất việc tạo ra một điểm truy cập không dây cho máy tính và các thiết bị khác. Tuy nhiên, để điểm truy cập này có thể làm việc, cần phải kích hoạt bộ chuyển đổi mạng Wi-Fi ảo này. Cũng trong cửa sổ dòng lệnh, nhập tiếp lệnh sau:
netsh wlan start hostednetwork

Biến thiết bị chạy Windows 8.1 thành điểm truy cập Wifi

Sau đó, nhấn Enter để kết thúc. Lúc này bạn sẽ thấy adapter mạng không dây ảo sẽ hiển thị với tên gọi Virtual Local Area Connection và xuất hiện trong cửa sổ Network and Sharing Center.

Biến thiết bị chạy Windows 8.1 thành điểm truy cập Wifi

Lúc này, bạn có thể kết nối tất cả các thiết bị với mạng không dây ảo mới được tạo ra, nhưng vẫn chưa thể truy cập Internet thông qua điểm truy cập này mà chỉ có thể sử dụng để chuyển dữ liệu không dây giữa các thiết bị được kết nối.

Bước 2. Cấp phép truy cập Internet cho các thiết bị được kết nối với Virtual WiFi Network

Trong cửa sổ Network and Sharing Center, bạn sẽ thấy adapter mạng ảo mà mình vừa tạo được hiển thị như một mạng đang hoạt động, nhưng thực tế lại chưa thể truy cập Internet thông qua mạng ảo này.

Biến thiết bị chạy Windows 8.1 thành điểm truy cập Wifi

Tiếp đến, bấm vào kết nối của adapter của mạng vật lý hiện đang có thể truy cập vào Internet. Trong trường hợp này là kết nối Ethernet.
Biến thiết bị chạy Windows 8.1 thành điểm truy cập Wifi

Sau khi truy cập vào liên kết Ethernet, cửa sổ Ethernet Status sẽ hiển thị, bấm nút Properties ở góc dưới bên trái.
Biến thiết bị chạy Windows 8.1 thành điểm truy cập Wifi

Trong cửa sổ Ethernet Properties, chọn thẻ Sharing.

Biến thiết bị chạy Windows 8.1 thành điểm truy cập Wifi

Để chia sẽ kết nối Internet cho bộ chuyển đổi Wi-Fi ảo đã được tạo ra trước đó, truy cập vào tùy chọn "Allow other network users to connect through this computer's Internet connection".

Biến thiết bị chạy Windows 8.1 thành điểm truy cập Wifi

Tiếp theo, chọn tên của mạng Wi-Fi ảo đã được tạo ra trước đó ngay phía dưới mục Home networking connection.
Biến thiết bị chạy Windows 8.1 thành điểm truy cập Wifi

Sau đó, bấm nút OKClose để lưu lại các thiết lập đã thực hiện. Quay trở lại cửa sổ Network and Sharing Center bạn sẽ nhận thấy mục Access type của adapter mạng ảo đã có quyền truy cập Internet.

Biến thiết bị chạy Windows 8.1 thành điểm truy cập Wifi

Như vậy, điểm truy cập mạng Wi-Fi ảo bây giờ đã cho phép truy cập Internet cho tất cả các thiết bị được kết nối với nó.

Bước 3. Kết nối thiết bị với "điểm truy cập"

Bước tiếp theo là kết nối các thiết bị như smartphone, tablet, laptop… vào điểm truy cập WiFi ảo và sử dụng chúng để truy cập Internet như bình thường. Ngoài ra, các thiết bị được kết nối với laptop hoặc máy tính bảng lai, khi truy cập vào cùng một điểm truy cập WiFi ảo, thì có thể sử dụng mạng ảo này chia sẻ tập tin và thư mục giữa các thiết bị.
Nguồn: quantrimang.com.vn